ClockThứ Tư, 11/07/2018 16:00
KỶ NIỆM NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI (11/7/2018)

Ít con để nuôi dạy tốt

TTH - Triển khai tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) nên ý thức của người dân ngày càng chuyển biến, sinh con ít để nuôi dạy tốt hơn.

Nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Dân số thế giớiCần có giải pháp hiệu quả trong thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đìnhCông tác dân số cần được nghiên cứu đầy đủ, chuẩn bị dài hạn

Truyền thông DS-KHHGĐ đến phụ nữ vùng ven biển, đầm phá

Chuyển biến

Gặp anh Nguyễn Hữu Nhi, cán bộ chuyên trách dân số xã Hải Dương (TX. Hương Trà) trong buổi truyền thông DS-KHHGĐ vùng biển, tôi cảm nhận được sự nhiệt tình của người cán bộ dân số. Cách làm của anh là nắm bắt tâm lý, điều kiện nghề nghiệp của người dân, tranh thủ những người có uy tín trong cộng đồng để họ cùng tuyên truyền, vận động chính sách DS - KHHGĐ không chỉ những đối tượng nằm trong độ tuổi sinh đẻ. Trong tuyên truyền và vận động, anh luôn “mặc định” phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, nhiệt tình, kiên trì, đến từng trường hợp nằm trong độ tuổi có nguy cơ sinh nhiều. Một lần chưa thông thì nhiều lần, chú trọng làm thay đổi nhận thức các gia đình sinh con một bề hoặc gia đình đã có 2 con nhưng còn giữ quan niệm “đông con hơn đông của”... Sau khi tìm hiểu thực tế, anh mạnh dạn tham mưu cho chính quyền địa phương nhiều giải pháp làm tốt công tác DS - KHHGĐ. Anh còn phối hợp với hội, đoàn địa phương lồng ghép các buổi tuyên truyền trực tiếp, như phát tờ rơi, tư vấn, hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, từng bước xóa bỏ thói quen được "miễn phí" sang tiếp thị, xã hội hóa.

Anh Nhi chia sẻ, thời gian đầu tham gia công tác dân số gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi có những cặp vợ chồng đã có hai con gái nhưng vì muốn có thêm con trai nên họ tìm nhiều cách để không gặp, tiếp xúc với cán bộ dân số. Cũng có những cặp vợ chồng đã có hai con gái, dù không muốn sinh thêm nhưng chịu áp lực từ phía gia đình nên đành phải sinh thêm. Tuy nhiên, kiên trì vận động, tư vấn, các gia đình đều hiểu và chấp nhận dùng các biện pháp tránh thai, thực hiện đúng chính sách DS - KHHGĐ.

Không chỉ ở xã Hải Dương mà phần lớn các địa bàn vùng sâu, vùng xa, ven biển đầm phá ở Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới thực hiện đúng chính sách DS-KHHGĐ nhờ cán bộ, như anh Nguyễn Hữu Nhi là không ít. Đây là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biền, hay đồi núi ở Thừa Thiên Huế hiện nay.

Ông Lê Đức Hy, Trưởng phòng Truyền thông, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, có được những kết quả tích cực trong công tác dân số hiện nay ngoài sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ dân số phải kể đến sự quyết tâm lãnh, chỉ đạo của tỉnh và các ban ngành liên quan đối với việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số. Với nhiều nội dung, hình thức thời gian qua đã làm cho người dân nhận thức rõ vai trò của mình trong chính sách dân số của Đảng và Nhà nước. Các mục tiêu, chỉ tiêu dân số hàng năm triển khai đồng bộ, hiệu quả. Phần lớn người dân đã chấp nhận quy mô gia đình ít con để nuôi dạy con tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình...

Xóa rào cản

Thừa Thiên Huế đang có nguồn nhân lực dồi dào và ở vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Do vậy, cần có chủ trương chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người già, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động đang trong độ tuổi phát triển cả về tư duy, sức khỏe, kỹ năng, trình độ, góp phần tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đạt thành quả này, công tác DS-KHHGĐ tiếp tục được quan tâm và xem trọng. Tuy nhiên, những người làm công tác dân số rất trăn trở bởi hiện nay nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là kinh phí cho hoạt động truyền thông cộng đồng. Các chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở còn  bất cập; công tác xử lý các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa đủ mạnh. Việc thực hiện các quy ước, hương ước làng, xã chưa được triển khai mạnh mẽ. Nhiều địa phương có đưa nội dung KHHGĐ vào hương ước, quy ước làng, xã nhưng khi xử lý lại không nghiêm.

Bác sĩ CK II Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho rằng, công tác dân số không chỉ riêng của ngành y tế. Trước đây, truyền thông dân số chủ yếu tập trung vào KHHGĐ nhằm giảm mức sinh, hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, thực hiện quy mô gia đình từ 1-2 con. Hiện nay, công tác truyền thông về dân số có thêm nhiệm vụ mới và quan trọng là nâng cao chất lượng dân số. Điều này rất cần sự quan tâm của toàn xã hội, tăng cường đổi mới công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mạnh hơn.

Từ năm 2013 đến nay, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm. Tỷ suất sinh thô giảm từ 15,71‰ năm 2013 xuống còn 14,86‰ năm 2017; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 2013 là 1,12% đến năm 2017 giảm còn 1,09%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, năm 2013 là 16%, năm 2017 giảm xuống còn 14,1%, bình quân mỗi năm đều giảm và đạt chỉ tiêu kế hoạch giao; tỷ lệ vợ chồng hiện nay thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 71%...

Bài, ảnh: Văn Đức Hy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top