ClockChủ Nhật, 21/04/2019 06:33

J. Juncker: Vẫn có khả năng xảy ra Brexit cứng

TTH.VN - Trong một phát biểu có liên quan, nhà sử học người Anh Timothy Garton Ash nhận định Brexit cứng sẽ “đầu độc” quan hệ giữa Anh và EU. Hậu quả nghiêm trọng sẽ nhìn thấy rõ nhất ở đà phát triển trì trệ của kinh tế.

Anh: Tăng trưởng tiền lương đạt mức cao trong hơn một thập kỷAnh: Có thể sẽ có trưng cầu dân ý lần haiThủ tướng Anh tìm kiếm ủng hộ trước Thượng đỉnh EU về BrexitEU sẽ đồng ý hoãn Brexit đến cuối 2019 hoặc tháng 3/2020

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) J.Juncker. Ảnh: CNA

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) J.Juncker phát biểu ngày 20/4 cho biết, hiện vẫn còn một mối lo ngại lớn rằng Anh có thể rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, bất chấp thời hạn ra đi đã được kéo dài. Qua đây, vị chủ tịch kêu gọi chính phủ Anh nhanh chóng tận dụng tối đa thời gian 6 tháng còn lại để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

“Không ai biết trước rằng Brexit sẽ kết thúc như thế nào. Điều này tạo ra mối lo ngại về sự không chắc chắn tương đối lớn. Nhiều khả năng Brexit sẽ xảy ra mà không có một thỏa thuận nào được thiết lập”, tờ CNA trích lời Chủ tịch J.Juncker khi nói về tác động tiêu cực dài hạn đối với nền kinh tế châu Âu cho hay.

Theo đó, biện pháp tốt nhất là Anh nên nhanh chóng thông qua thỏa thuận Brexit đã được Thủ tướng Theresa May thiết lập với EU trong thời gian còn lại trước khi quá muộn.

Được biết, thỏa thuận với EU của thủ tướng Anh Theresa May đã bị quốc hội nước này phủ quyết tổng cộng 3 lần.

Phát biểu về vấn đề này, nhà sử học người Anh Timothy Garton Ash nhận định Brexit cứng sẽ “đầu độc” quan hệ giữa Anh và EU. Hậu quả nghiêm trọng sẽ nhìn thấy rõ nhất ở đà phát triển trì trệ của kinh tế. Trong trường hợp tồi tệ xảy đến với Anh, nhiều khả năng chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái lớn, kéo theo tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Cùng với đó, do thiếu thuốc, số bệnh nhân tử vong sẽ tăng cao và chắc chắn điều này sẽ tác động tiêu cực đến chính sách an ninh quốc phòng của Anh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Dw)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top