ClockThứ Tư, 04/07/2018 14:22

Jakarta: Mỗi người thải khoảng 300 triệu túi nhựa/năm ra môi trường

TTH.VN - Theo ước tính trung bình mỗi năm, một người dân Jakarta thải khoảng 300 triệu túi nhựa ra môi trường tự nhiên.

Ô nhiễm nhựa đe dọa mạng sống con ngườiẤn Độ: Mumbai cấm sử dụng nhựa dùng một lầnWWF: Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành “biển rác nhựa”Hồi chuông báo động từ vấn nạn rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁChống lại ô nhiễm chất thải nhựa

Túi nhựa - sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân Jakarta - rất có hại cho môi trường. Ảnh: Jakarta Post

Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, nhất là khi Liên Hiệp Quốc nhận định xốp và nhựa là hai loại chất thải khó phân hủy và có hại cho môi trường nhất thế giới.

Cụ thể, người đứng đầu tổ chức phong trào Người Indonesia giảm sử dụng túi nhựa (GIDKP) Tiza Marfia cho biết: “Con số này là một điều dễ hiểu khi túi nhựa luôn có mặt trong cuộc sống của người dân Jakarta. Trung bình mỗi người thường sử dụng khoảng 3 túi nhựa trong mỗi lần mua sắm của mình”.

Trước tình hình này, Tiza Marfia khẳng định tổ chức GIDKP hoàn toàn ủng hộ việc chính quyền Jakarta nói riêng và giới chức các thành phố khác nói chung nhanh chóng triển khai các biện pháp giới hạn sản xuất và sử dụng túi nhựa trong đời sống hằng ngày. Chuỗi hành động cần được triển khai ngay lập tức để bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đi đầu công tác triển khai hành động, GIDKP đã đưa ra phong trào #pay4plastic vào năm 2013 với việc vận động chữ ký của người dân nhằm yêu cầu nhà nước nhanh chóng quản lý mức độ sản xuất và sử dụng túi nhựa. Đến nay, bản kiến nghị đã có khoảng 70.000 chữ ký, tương ứng với 70.000 người thống nhất cùng nhau thay đổi thói quen sống có hại.

Đến năm 2016, chiến dịch không dùng nhựa miễn phí đã được thử nghiệm ở 23 thành phố lớn trên lãnh thổ Indonesia. Theo thống kê, ước tính số lượng nhựa sử dụng trong năm đã giảm đi đáng kể vào khoảng 55% so với cùng kỳ các năm trước.

Trong bối cảnh vấn nạn môi trường đang ngày càng phức tạp, chính quyền và người dân Jakarta tuyên bố sẽ cùng nhau thực hiện chuỗi hành động thay đổi để tạo dựng môi trường sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top