ClockThứ Ba, 01/09/2015 15:06

Kể chuyện Cách mạng Tháng tám

TTH - Dù đất nước đã sạch bóng quân thù, nhưng trong tâm thức ông lúc nào cũng nghĩ đến những ngày đấu tranh gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào - những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông là Nguyễn Ngọc Bé (92 tuổi), cán bộ tiền khởi nghĩa, trú tại tổ dân phố Trạch Tả, thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền).

Ông Nguyễn Ngọc Bé say sưa kể về những ngày giành chính quyền về tay Nhân dân

Chúng tôi tìm đến ông vào một buổi chiều nhạt nắng. Tuổi cao, sức yếu, nhưng khi hồi tưởng về những ngày mùa thu Tháng Tám năm xưa, mắt ông như sáng lên và trò chuyện không muốn ngừng.

“Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, tui là Trung đội trưởng Dân quân tự vệ huyện Phong Điền. Trước áp đảo của đoàn người biểu tình, lúc ấy Tri huyện Phong Điền Trần Ngọc Trung không dám chống cự, giao nộp 11 khẩu súng, ấn triện, sổ sách cho Ủy ban Khởi nghĩa Phong Điền. Đó là giây phút được quần chúng chờ đợi nhất. Ông ta bàn giao mà tay cứ run bần bật, miệng nói lý nhí gì đó không rõ” – ông Bé nhớ lại.
“Ngày 23/8/1945, đánh dấu thời khắc lịch sử, toàn dân đấu tranh cướp chính quyền về tay Nhân dân. Bản thân tui chỉ huy một trung đội dân quân tự vệ khoảng 35 – 36 người đi bộ vào Huế. Nhiệm vụ lúc đó là biểu dương lực lượng, phòng bị bên ngoài khi vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Việt Minh”, ông Bé chậm rãi kể. 
Hoà chung với hàng vạn người trong toàn tỉnh, Nhân dân Phong Điền với hàng ngũ chỉnh tề đã có mặt từ sớm trên sân cỏ trải rộng từ trước cửa Ngọ Môn đến chân Kỳ đài để dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức vào chiều 30/8/1945. Trên Kỳ đài, cờ quẻ ly của nhà vua được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng của cách mạng từ từ kéo lên.  
Vua Bảo Đại trân trọng trao cho ông Trần Huy Liệu ấn kiếm trong tiếng hô rền vang của Nhân dân: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”, đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến. Nhân dân Việt Nam từ đây thực sự đổi đời, làm chủ một đất nước độc lập, tự do.
Năm 1946, ông Nguyễn Ngọc Bé tham gia hoạt động cách mạng tại Trung đoàn Trần Cao Vân... rồi đến khi về hưu. Dù bất cứ cương vị công tác nào ông Bé cũng luôn giữ vững khí tiết của một người cộng sản.
“Tôi luôn nhắn nhủ con cháu mình, làm việc gì cũng phải thật sự cố gắng. Sống làm sao cho xứng đáng với những gì mà thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”, ông Nguyễn Ngọc Bé bộc bạch.
Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Return to top