ClockThứ Hai, 13/04/2020 09:07

Kể chuyện thời “Cô Vi” 2

TTH - Có những thứ trong đời sống chúng ta cứ tưởng nó bình thường, thậm chí quá đỗi bình thường, làm cho chúng ta không để ý. Nhưng khi có một bước ngoặt nào đó, ví dụ như đại dịch toàn cầu hiện nay, mới thấy đó là những điều quý giá. Quá quý giá và thậm chí là khao khát.

Xin được kể hai câu chuyện. Một chuyện của người khác và một chuyện của mình.

Chuyện của người khác: Một gia đình có bốn người con. Nhà có sân vườn rộng rãi, chị bán cà phê, gọi là để cho có người ra vào cho vui khi các con đều lấy vợ lấy chồng ở riêng hết. Mỗi người con làm một nghề (chủ yếu là dịch vụ) đều làm ăn khấm khá. Lúc nào có dịp ghé ngang mua cà phê (mang đi) mình đều thấy gần như những người con của chị đều có mặt ở nhà mẹ. Thấy “là lạ”, nó giống như không khí ngày cận tết, tò mò tôi hỏi bâng quơ: “Chà, chị hạnh phúc thật, lúc nào con dâu rể cũng quây quần”. Một người con giải thích: “Ở nhà mãi chịu không nổi anh ơi. 6-7 giờ sáng là hai vợ chồng chở nhau chạy vòng vòng, rồi về nhà mẹ…”. Em kể, lúc thì chạy lên Thiên Mụ, lúc thì về Thuận An…

Chuyện đi lại là chuyện thường ngày của con người nên chúng ta thấy nó không quan trọng. Giờ vì dịch bệnh mà hạn chế đi lại cho nên chúng ta thấy “cuồng chân”. Và vì vậy mà nó trở nên quý giá. Đó là chưa nói ai rơi vô trường hợp cách ly, chắc là sự khao khát đi lại, giao lưu, làm việc lại càng lớn hơn!

Còn chuyện của tôi. Chỉ vài ngày nữa là ngày giỗ ba. Quê tôi ở xa Huế đến mấy tỉnh. Những năm trước, cứ đến gần ngày là xách ba lô lên xe gường nằm vào chiều muộn. Ngủ một giấc sáng mai đã có mặt ở quê. Những ngày trước thấy tình hình dịch bệnh căng thẳng, bụng bảo dạ sẽ tự lái xe riêng đi. Rồi lệnh của Chính phủ đưa ra hạn chế tối đa việc đi lại… Vậy là hẹn ngày giỗ ba năm sau.

Kể hai câu chuyện trên tôi muốn nói rằng, có những điều chúng ta cứ tưởng bình thường nhưng hóa ra không phải vậy.

Viết đến đây lại nhớ câu chuyện của nhà văn Nguyễn Quang Lập, viết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi ông bị tai biến nằm bất động một chỗ. Khi Nguyễn Quang Lập đến thăm, ông nói nhiều chuyện, trong đó có chuyện: “Có những lúc mình thèm nghe tiếng người…”. Nghe câu chuyện này mới nghĩ: Nhiều người vẫn còn gặp nhiều điều hạnh phúc. Các con của chị bán cà phê nói trên, nhân dịp không làm dịch vụ được (đồng nghĩa với không có thu nhập) thì họ biến hóa khoản thời gian này để đi thăm thú thiên nhiên, về với mẹ. Nói chung là thiên biến vạn hóa để thích ứng. Người thì tranh thủ ở nhà đọc sách báo (những điều này không phải lúc nào cũng làm được với nhiều người)… Đi qua nhiều con phố, tôi thấy có nhiều cơ sở dịch vụ nhân dịp vắng khách tranh thủ sửa sang, nâng cấp hàng quán cho nên nhiều hàng quán mới hơn, đẹp hơn… Hình ảnh những tòa nhà chung cư ở Paris (Pháp) trong những ngày bị cách ly, phong tỏa cho thấy chiều đến, người dân Paris ra ban công ngồi thư giãn và họ cũng… nâng lên những cốc rượu vang cụng từ xa hoặc với người ngồi ở căn hộ bên kia. Họ cũng lạc quan yêu đời, tình hàng xóm trở nên thân thiết hơn, trong trẻo hơn.

Không có một sự cố nào mà lấy đi của chúng ta tất cả mà không “trả lại” cho chúng ta cơ hội gì. Vấn đề là nắm lấy và thích ứng. Câu tự vấn này tôi đã nghe nhiều người đặt ra và tự động viên mình: Giả sử trong trường hợp mình bị bệnh và đến mức xui xẻo nhất thì sao!? Cho nên chúng ta vẫn còn nhiều may mắn. Đi lại tự do lúc này không được thì sẽ có lần sau. Tiền không có bây giờ thì chúng ta sẽ làm ra sau… Có lẽ trước đây, mười người Việt thì chắc số đông đều khao khát đi “Tây đi Tàu”. Giờ thì thấy ngay những đất nước phát triển, văn minh vào bậc nhất cũng “hoảng loạn” vì dịch, không đủ khẩu trang y tế, không đủ cơ sở y tế điều trị cho người dân. Và chúng ta thấy mình được may mắn, được sống trong một đất nước an toàn. Chính phủ cũng đã tuyên bố nhiều gói hỗ trợ lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, trong đó có gói trực tiếp cho tiêu dùng đến người dân… Điều này chẳng phải là nguồn sức mạnh động viên để chúng ta bước tiếp.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cổ ngọc kể chuyện trăm năm

Những món cổ ngọc quý hiếm được chế tác điêu luyện nằm trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu đến công chúng khiến mọi người ngỡ ngàng, thích thú. Nhiều món đồ trong số đó, theo lời của chủ nhân, được thừa hưởng lại từ gia đình, một phần được ông cất công sưu tập từ hàng chục năm theo đuổi niềm đam mê cổ vật.

Cổ ngọc kể chuyện trăm năm
“Thời và vận mới của một Cố đô”

Đây là một viễn kiến về Thừa Thiên Huế được TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn bàn đến trong cuốn “Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại: Câu chuyện quy hoạch - kiến trúc”. Sách vừa được Phanbook và NXB Dân Trí liên kết ấn hành năm 2023.

“Thời và vận mới của một Cố đô”
Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

Một ruộng lúa được gieo trên cánh đồng kể lại câu chuyện lịch sử, sự hàn gắn nỗi đau quá khứ và nhắc nhở người trẻ về sự quan trọng của lương thực trong đời sống hiện đại. Quá trình từ khi gieo sạ cho đến thu gặt đã được các nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật bằng video art trên nền âm nhạc đồng quê.

Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật
Kể chuyện di sản trên nền áo dài

Những công trình kiến trúc cổ kính, những cây cầu gắn liền với lịch sử vùng đất Cố đô, những điệu múa cung đình truyền thống, hay đơn giản là chiếc thuyền rồng, hoa đăng… đã được các em nhỏ đặc tả một cách hồn nhiên mà duyên dáng, tỉ mỉ nhưng vô cùng ngộ nghĩnh trên tà áo dài.

Kể chuyện di sản trên nền áo dài
Kể chuyện Mỹ Thủy anh hùng

Cái tên Mỹ Thủy năm nào vẫn được nhắc đến như một hoài niệm và một ký ức hào hùng, đặc biệt là những ngày tháng Tư lịch sử này khi cách nay 48 năm, quê hương được giải phóng và đất nước được vẹn toàn.

Kể chuyện Mỹ Thủy anh hùng
Return to top