ClockChủ Nhật, 24/12/2017 20:07

Kế hoạch B: 7 cách để điều chỉnh khí hậu trái đất

TTH.VN - Bị lãng quên cách đây một thập kỷ do bị xem là quá xa vời và thậm chí là nguy hiểm, các kế hoạch để thuần hoá sự nóng lên toàn cầu bằng cách điều chỉnh khí hậu giờ đây đã đi từ các cuộc bàn tán bên lề thành trung tâm của những cuộc đối thoại ở mọi cấp độ.

60% khả năng La Nina sẽ kéo dài đến tháng 5/2018Nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam ÁMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu

"Kế hoạch A" vẫn đang giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Tuy nhiên, những nỗ lực cắt giảm đáng kể lượng khí nhà kính đã cho thấy nhiều hạn chế và hầu hết các nhà khoa học đều không đồng ý răng chúng không thể giúp con người tránh khỏi những biến đổi khí hậu thảm khốc.

Đây là một tập hợp các "Kế hoạch B" thuộc giải pháp địa kỹ thuật, có thể được chia thành hai nhóm: làm dịu mặt trời và hấp thụ C02 .

Quản lý bức xạ mặt trời

Mục tiêu là rất đơn giản: ngăn chặn một số tia mặt trời không chiếu đến bề mặt của hành tinh, buộc chúng phải quay trở lại vào không gian.

Một trong những ý tưởng có thể nói là xứng đáng để trở thành kịch bản cho phần tiếp theo của bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” đề xuất lắp ghép một tập hợp những tấm gương phản xạ khổng lồ làm lệch một phần bức xạ chiếu đến Trái đất.

Một kế hoạch nghe khả thi hơn là đưa các hạt phản xạ tí hon vào tầng bình lưu. Các thí nghiệm này đã được lên kế hoạch triển khai vào mùa thu năm tới ở bang Arizona, Hoa Kỳ.

Thiên nhiên đôi khi cũng có cách làm tương tự như vậy: Các mảnh vụn từ vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 ở Phi-lip-pin đã hạ nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh trong một đến hai năm sau đó.

Sơ đồ các ý tưởng về quản lý bức xạ mặt trời. Ảnh: Nomoreillusion

Các nhà khoa học cũng đã tính toán cách để biến những đám mây thành công cụ làm giảm nhiệt độ.

Một trong những cách đó là làm sáng lên những đám mây đại dương trắng mờ để chúng phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Một cách khác là làm các đám mây mỏng hơn, để chúng hấp thụ nhiều nhiệt hơn là phản xạ nhiệt.

Nhược điểm: Ngay cả khi ý tưởng này mang lại hiệu quả như dự kiến, thì việc quản lý bức xạ mặt trời sẽ không giúp giảm lượng C02 trong khí quyển, vốn đang acid hóa các đại dương. Ngoài ra còn có nguy cơ gây ra hậu quả khó lường, bao gồm thay đổi mô hình lượng mưa, và những gì mà các nhà khoa học gọi là "cú sốc hủy diệt" - một sự ấm lên đột ngột nếu hệ thống này thất bại.

Tăng lượng sinh vật phù du trong biển

Các loài thực vật đại dương cực nhỏ được gọi là sinh vật phù du hấp thu C02 và kéo chúng xuống đáy đại dương khi chúng chết. Do kích cỡ của quần thể sinh vật phù du bị giới hạn bởi việc thiếu chất sắt tự nhiên, nên có ý tưởng thêm sắt vào các đại dương để tăng số lượng sinh vật phù du. Tuy nhiên, một số thí nghiệm cho thấy việc gieo bột sắt vào đại dương sẽ tạo ra những đợt nở hoa lớn.

Nhược điểm: Một lần nữa, các nhà khoa học lo lắng về các tác động không mong muốn. Chẳng hạn như khi một lượng lớn các sinh vật phù du khi chết đi một cách đột ngột sẽ gây thiếu hụt oxy trầm trọng, có thể tạo ra "vùng chết" lớn ở các đại dương, một hiện tượng đã và đang xảy ra.

Đẩy nhanh quá trình bào m

Quá trình bào mòn đá - một quá trình mang tính hóa học - giúp loại bỏ khoảng 1 tỷ tấn C02 từ khí quyển hàng năm, bằng khoảng 2% tổng lượng khí thải C02 do con người tạo ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu công nghệ có thể đẩy nhanh quá trình đó?

Các thí nghiệm đã cho thấy việc đó có thể được thực hiện bằng cách rải một dạng bột silicate sắt silicat màu đỏ gọi là olivin trên quy mô lớn trên các vùng cảnh quan nhất định - đặc biệt là trên các đại dương và vùng nhiệt đới.

Nhược điểm: Đẩy nhanh quá trình bào mòn có thể có thể được mở rộng quy mô một cách nhanh chóng, nhưng việc khai thác và xay nghiền olivine với số lượng đủ để tạo sự khác biệt sẽ rất tốn kém.

Một nông dân ở Úc đang đốt các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất than sinh học biochar dùng cho phân bón. Ảnh: Thebiocharrevolution.com

Biochar

Biochar là muội than được tạo ra nhờ quá trình đốt các chất thải nông nghiệp như rơm rạ, vỏ lạc, phế liệu gỗ - trong một thời gian dài trong điều kiện oxy thấp, ví dụ như được chôn trong đất. Nó có thể lưu giữ CO2 trong thời gian dài và cũng làm cho đất thêm phì nhiêu.

Hạn chế: Các nhà phê bình khoa học vẫn còn thắc mắc về khả năng mở rộng quy mô ứng dụng phương pháp này, cũng như về sự ổn định và hiệu quả của biochar khi được sử dụng như một phân bón, trong bối cảnh người nông dân đã ở một số nơi quá quen thuộc với việc sử dụng phân bón hóa học tiện lợi.

BECCS

Năng lượng sinh học thu giữ cácbon (BECCS) là sự kết hợp của quy trình tự nhiên và công nghệ cao.

Các chuyên gia đang kiểm tra một dự án trồng cây năng lượng tại khu đất sau thai thác bôxít tại Lâm Đồng do Viện Độc lập các vấn đề về Môi trường, Đức tài trợ. Ảnh: Vinacomin

Bước 1: Trồng cây cải dầu, mía, ngô hoặc cây trồng năng lượng/nhiên liệu sinh học "thế hệ thứ hai" như cỏ switchgrass, giúp hút CO2 từ không khí trong quá trình phát triển.

Bước 2: Khi đốt các cây này để thu năng lượng thì tiến hành cô lập CO2 sinh ra.

Kết quả cuối cùng ta có là "phát thải âm", với lượng CO2 thấp hơn trong khí quyển so với trước khi toàn bộ quá trình này diễn ra.

Hầu như tất cả các mô hình ứng phó biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu cốt lõi của Hiệp định Paris về hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C đều nói lên vai trò then chốt của BECCS.

Hạn chế: Các nghiên cứu tính toán rằng 40% diện tích đất trồng trọt sẽ phải được chuyển đổi sang trồng nhiên liệu sinh học, gây ra các mâu thuẫn với sản xuất nông nghiệp.

 Hấp thu trực tiếp C02 

Các thí nghiệm cho thấy có thể hấp thu C02 trực tiếp từ không khí, rồi biến chúng thành các viên nhiên liệu hoặc lưu giữ dưới lòng đất.

Một công ty Canada được hậu thuẫn bởi người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates đã cho thiết lập một nhà máy thí điểm vào năm 2015, và một công ty khác cũng dự kiến sẽ công bố một cơ sở khác tại Iceland vào tuần này.

Nhược điểm: Tính đến thời điểm này, công nghệ này rất tốn kém.

Trồng rừng trên diện rộng 

Việc trồng rừng trên diện rộng có thể làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển cũng như tạo ra các giá trị thiên nhiên và sinh học khác.

Nhược điểm: Ngay cả khi nạn phá rừng có thể bị đảo ngược, hàng triệu héc-ta rừng nhiệt đới vẫn biến mất mỗi năm - diện tích cần có để trồng đủ một lượng cây cần thiết để giảm khí thải C02 sẽ gây ra mâu thuẫn và áp lực đối với diện tích cho cây lương thực và nhiên liệu sinh học.

Thế Vĩnh (lược dịch từ AFP & News.com.au)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
Return to top