Thế giới

Kế hoạch Brexit của Thủ tướng Boris Johnson khiến nền kinh tế Anh tổn thất nặng nề

ClockChủ Nhật, 20/10/2019 15:00
TTH.VN - Kết hợp với số liệu của chính phủ và kết quả từ một nghiên cứu độc lập gần đây nhất, giới chuyên gia chỉ ra rằng so với kế hoạch của người tiền nhiệm Theresa May, thỏa thuận Brexit mới của Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ gây nên tác động tồi tệ hơn cho nền kinh tế Anh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson chính thức đề nghị EU gia hạn BrexitCác đại sứ của 27 nước EU ấn định thời gian họp về BrexitBrexit - Cuộc chạy đua với thời gian của Anh và EUAnh và EU đạt được thỏa thuận Brexit mớiTác động từ Brexit, Đông Nam Á có thể sẽ chào đón thêm nhiều doanh nghiệp

Kế hoạch Brexit của Thủ tướng Boris Johnson khiến nền kinh tế Anh tổn thất nặng nề hơn so với kế hoạch của người tiền nhiệm Theresa May. Ảnh minh họa: VietnamBiz

Cụ thể, đề xuất của thủ tướng Johnson sẽ giảm 6,4% GDP bình quân đầu người, cao hơn mức ước tính khoảng 4,9% của Cựu Thủ tướng Theresa May. Tuy nhiên, con số tổn thất vẫn thấp hơn mức 8,1% nếu Anh rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) mà không có bất kỳ thỏa thuận nào được thiết lập.

Trong vòng 10 năm tới, tính từ trường hợp tốt nhất đến xấu nhất, kế hoạch Brexit của tân thủ tướng sẽ khiến GDP bình quân đầu người giảm từ 2,3% đến 7% so với các nước khác trong khối EU. Nếu không thỏa thuận, GDP sẽ giảm từ 3,5% đến 8,7% trong cùng kỳ.

Trước đó, hãng tin The Guardian dẫn phân tích kinh tế dài hạn của chính phủ  - dữ liệu đã được công bố từ tháng 11/2018 cho thấy đến năm 2034, kịch bản Brexit của Thủ tướng Johnson đã tiêu tốn 6,7% GDP của Anh. Đây là mức phí tổn tương đương mức tăng trưởng 130 tỷ Bảng Anh (176,5 tỷ USD) mà Anh sẽ có được vào năm này. Nói cách khác, từ nay đến 15 năm tới, trung bình người dân Anh sẽ hao hụt 2.250 Bảng về thu nhập.

Mặt khác, các số liệu thống kê tương tự lại cho thấy kế hoạch của Cựu Thủ tướng Theresa May tiêu tốn 2,1% tổng thu nhập quốc gia Anh trong cùng thời kỳ.

Mới đây, phát ngôn viên của chính phủ Anh trả lời với báo giới khẳng định nước này sẽ đàm phán một hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện và đầy tham vọng với EU để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho nền kinh tế và doanh nghiệp quốc gia.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top