ClockThứ Năm, 14/06/2018 14:29

Kê khai tài sản không trung thực có thể bị xử lý hình sự

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, sẽ xử lý hình sự và tịch thu tài sản nếu kê khai không trung thực, không giải trình được...

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn trước quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà không được giải trình một cách hợp lý.

Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, phương án đề xuất là sẽ đánh thuế 45%, nhưng đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt, còn nếu có dấu hiệu vi phạm thì vẫn phải xử lý hình sự.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái (Ảnh: Enternews)

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, về xử lý tài sản và thu nhập mà cán bộ công chức và các đối tượng nêu ra trong dự thảo luật kê khai không trung thực hoặc tài sản tăng thêm mà không được giải trình một cách hợp lý, tài sản và thu nhập không minh bạch thì khó khăn hạn chế trong thời gian qua chính là từ việc chưa có phương án xử lý tài sản thu nhập mà cả người kê khai lẫn cơ quan kiểm tra xác minh đều không có bằng chứng về nguồn gốc của tài sản và thu nhập.

Vì vậy, Chính phủ đã đề xuất hai phương án (thu thuế 45% và xử phạt vi phạm hành chính) như dự thảo nêu ra để khắc phục những vướng mắc về pháp lý, vì không thể tịch thu tài sản và thu nhập khi nhà nước không thể chứng minh được tài sản và thu nhập đó có được do hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái lưu ý, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt chứ không loại trừ việc xử lý hình sự, tịch thu tài sản và thu nhập đối với người kê khai nếu cơ quan chức năng chứng minh được tài sản kê khai là không trung thực, tài sản tăng thêm mà người giải trình không chứng minh được một cách hợp lý và có hành vi phạm tội.

Về cơ sở đưa ra mức áp thuế 45% với tài sản không thể giải trình, ông Lê Minh Khái cho hay, sở dĩ dự thảo đưa ra mức thuế này vì theo quy định hiện hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân thì mức thuế cá nhân cao nhất là 20% (thu nhập vãng lai). Đồng thời nếu trốn thuế, mức phạt sẽ gấp 1-3 lần tiền thuế phải nộp. Vì vậy Chính phủ để xuất mức thuế trung bình là 15% cộng với mức thuế phạt bằng 2 lần thuế phải nộp tức 30%, như vậy tổng cộng là 45%, và đề xuất này được Bộ Tài chính ủng hộ.

Tài sản bất minh có thể bị tịch thu. (Ảnh minh họa: KT)

Trước đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài sản – thu nhập một cách khách quan, độc lập, ông Lê Minh Khái giải trình: Trong thời gian qua, thực tế mô hình cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập phân tán là nguyên nhân dẫn đến việc kê khai còn hình thức, nên hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy Chính phủ đã đề xuất hai phương án và lựa chọn phương án một là giao cho thanh tra nhà nước thực hiện chức năng là cơ quan kiểm soát tài sản.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, ưu điểm của phương án này là khắc phục căn bản tính hình thức trong kê khai tài sản, thu nhập; không làm phát sinh bộ máy mới cũng như biên chế kèm theo; nâng cao hiệu quả xác minh tài sản, thu nhập trên cơ sở đội ngũ có chuyên môn nghiệp vụ đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống tham nhũng…

Tuy nhiên, ông Khai thông tin thêm, cũng có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất thành lập mới cơ quan chuyên trách để kiểm soát tài sản và thu nhập trên cơ sở sắp xếp, bố trí lại nhân sự từ các đơn vị chuyên trách về phòng chống tham nhũng như Thanh tra Chính phủ, Viện KSND tối cao, Bộ Công an…

"Chính phủ sẽ tiếp thu để hoàn thiện cơ quan kiểm soát tài sản, đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng nhưng không làm phát sinh thêm tổ chức, biên chế", Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KÊ KHAI TÀI SẢN ĐỂ NGĂN NGỪA THAM NHŨNG:
Cần sự gương mẫu, trung thực, tránh hình thức

Tăng cường kiểm tra gắn với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đầy lùi tham nhũng. Tuy nhiên, rất cần sự gương mẫu, trung thực, tránh hình thức của người kê khai và cả người kiểm soát việc kê khai.

Cần sự gương mẫu, trung thực, tránh hình thức
Chú trọng thu hồi tài sản hay xử lý hình sự với tham nhũng

Báo cáo từ Hội nghị tổng kết 10 năm phòng, chống tham nhũng (2012-2022) của Ban Bí thư tổ chức mới đây cho thấy, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán… đã kiến nghị thu hồi 975.000 tỷ đồng, 76.000ha đất; thi hành án thu được từ các vụ tham nhũng 61.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,7%.

Chú trọng thu hồi tài sản hay xử lý hình sự với tham nhũng
Từ nhận hối lộ đến xử lý hình sự, thu hồi tài sản

Đã có một số vụ án xét xử đề cập đến nhận hối lộ của quan chức năng được cơ quan tố tụng công bố tách ra chuyển thành giai đoạn 2. Lý do là để điều tra thu thập thêm chứng cứ, xem xét sau. Điều đáng nói là để “sau” quá dài đã gây ra dư luận không đồng tình về tính minh bạch của các vụ án.

Từ nhận hối lộ đến xử lý hình sự, thu hồi tài sản
Xử lý hình sự với hành vi sử dụng vũ khí có tác dụng tương tự vũ khí quân dụng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, sáng 14/11, Quốc hội thảo luận hội trường về hai dự án: Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Xử lý hình sự với hành vi sử dụng vũ khí có tác dụng tương tự vũ khí quân dụng
Return to top