ClockThứ Hai, 24/08/2015 15:45

Kém tác phong, yếu kỷ luật, lao động mất điểm

TTH - Doanh nghiệp đau đầu khi không ít lao động thiếu tác phong làm việc. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp và ý thức kỷ luật, nhất là lao động phổ thông.

Cần giáo dục định hướng cho học viên tại các trường nghề

 

Thiếu tác phong công nghiệp

Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đều xuất phát từ môi trường sản xuất nông nghiệp nên ý thức lao động còn hạn chế. Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh than phiền: “Họ thường đi làm không đúng giờ, có khi trễ đến nửa tiếng. Họ nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng lại có người bỏ ra ngoài để đi đâu đó. Để chấn chỉnh, công ty ban hành nội quy mới, không cho phép ra ngoài trong giờ làm việc. Công nhân không đồng tình đòi bỏ việc khi cho rằng doanh nghiệp quá khắt khe với người lao động”.
Thực tế, có những ngành nghề sản xuất theo dây chuyền, đòi hỏi ý thức kỷ luật cao. Thế nên, việc lao động cứ tùy tiện nghỉ việc, không xin phép khiến doanh nghiệp lao đao. Anh Hồ Văn Nghĩa, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại cho biết: “Người lao động vẫn quen cách làm việc của nhà nông, ngày nào cũng có người xin nghỉ, lúc thì đám giỗ, đám hỏi, thậm chí thích là nghỉ. Mặc dù có hợp đồng làm việc hẳn hoi, nhưng đến vụ thu hoạch, công nhân lại nghỉ việc, chúng tôi phải gọi điện hỏi thăm, nhắc nhở… Nhiều lúc không đủ người làm, chúng tôi phải chạy đôn chạy đáo đến để thuê người”. Doanh nghiệp vừa thiếu hụt lao động, vừa lãng phí một khoản tiền không nhỏ trong khâu đào tạo.
Bộ Luật lao động quy định cụ thể: Nếu người lao động không có căn cứ để xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước cho người sử dụng lao động về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình thì người sử dụng lao động có thể khởi kiện đến tòa án nơi lao động cư trú hoặc nơi hợp đồng được thực hiện để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại và bồi thường chi phí đào tạo theo quy định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (tự ý bỏ việc) nhưng không mấy người sử dụng lao động khởi kiện ra tòa.
Phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động

Học nghề tại Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế

 
Không chỉ lao động trong nước, lao động đi xuất khẩu ở các thị trường nước ngoài cũng không khá hơn, khiến lao động Thừa Thiên Huế mất điểm. Từ năm 2005 đến nay, toàn tỉnh có 630 lao động làm việc tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, có đến trên 300 lao động không về nước đúng hạn. Tình trạng lao động bỏ trốn khi hết hợp đồng, đánh nhau, trộm cắp… khiến phía đối tác tuyên bố tạm thời đóng cửa. Các doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chính do ý thức chấp hành pháp luật của lao động Thừa Thiên Huế kém, hay tụ tập uống rượu, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng. Hễ có nơi làm việc lương cao hơn thì họ có xu hướng “bỏ trốn hoặc xin chuyển ngay” khiến nhà tuyển dụng càng mất lòng tin. Chính những “tì vết” đó khiến ngành xuất khẩu lao động thêm khó khăn trong việc mở rộng thị trường…
Nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề, giáo dục định hướng đã không tiếp tục tham gia chương trình ở phút chót khiến hợp đồng với đối tác không thực hiện được. Mới đây, Nhật Bản là thị trường “hấp dẫn” đối với người lao động Thừa Thiên Huế, với điều kiện làm việc tốt và mức thu nhập bình quân cao. Tuy nhiên, khoảng 10 lao động đã tự ý ra về khi đang học định hướng ở Hà Nội. Họ đều đưa ra lý do cần giải quyết việc gia đình nên không tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất khẩu lao động. Thậm chí, có người đã sang Nhật làm việc nhưng bỏ về giữa chừng. Ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Lao động việc làm thuộc Sở Lao động TB&XH cho biết: Cứ tình hình này, các đơn vị rất ngại đưa lao động Thừa Thiên Huế đi làm việc nước ngoài vì ý thức kỷ luật kém. Vô tình mất những thị trường lao động có chất lượng. Do đó đào tạo bài bản nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục định hướng là vấn đề tiên quyết”.
Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH nhận định: Lao động Thừa Thiên Huế được các doanh nghiệp đánh giá cao về tay nghề, chịu khó, song họ lại thiếu tính chuyên nghiệp. Muốn xóa bỏ sức ì, cần phải kết hợp ba yếu tố: sự vận động, giáo dục của công đoàn, chế tài từ phía doanh nghiệp và nỗ lực tự thân của đội ngũ công nhân trong việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề. Ngoài ra, các tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp cần tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện cam kết quy định ban đầu, nâng cao nhận thức cho người lao động về tác phong công nghiệp của công nhân trong các nhà máy.
Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau

TIN MỚI

Return to top