ClockChủ Nhật, 14/10/2018 16:26

Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất trong chuỗi liên kết nông sản

Kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ vẫn đang là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam.

"Người nông dân phải tự khẳng định mình"

Thực trạng nền nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm nên hiệu quả kinh tế chưa cao, nhất là khâu tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn. Xây dựng chuỗi giá trị khép kín, trong đó có sự hợp tác giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản sẽ nâng cao được tính hiệu quả và cạnh tranh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, hiện nay, ở nước ta đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân hoặc doanh nghiệp kí hợp đồng sản xuất với nông dân, sau đó thu mua sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã có nhiều hỗ trợ cho nông dân khâu đầu vào sản xuất, tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giám sát quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, hỗ trợ nông dân tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

“Chính phủ rất quan tâm tới vấn đề xây dựng chuỗi giá trị nông sản và đã có hàng loạt chương trình, nghị quyết, trong đó phải kể đến một số thông tư hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Nghị định 98 của Chính phủ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết và sản xuất tiêu thụ nông sản. Gần đây, Chính phủ còn ban hành Nghị định 146 về tín dụng trong nông nghiệp, trong đó có chính sách hỗ trợ tín dụng để khuyến khích nông dân, doanh nghiệp tham gia phát triển các chuỗi liên kết” - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Vụ vải thiều của Bắc Giang năm 2018 đạt doanh thu kỷ lục 6.000 tỷ đồng

Ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng Giám đốc TH true Milk cho rằng, phải xác định lại mục tiêu cho chuỗi giá trị đó là làm thế nào nâng cao giá trị nông sản.

Nâng cao năng suất, chất lượng cho chuỗi liên kết nông sản, xây dựng được thương hiệu và niềm tin khách hàng. Nếu như chất lượng và năng suất tạo giá trị của thương hiệu thì thương hiệu làm “thăng hoa” giá trị nông sản. Hai yếu tố này có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Không có được chất lượng và thương hiệu thì giá trị nông sản không cao được.

“Người nông dân phải tự khẳng định mình trong chuỗi liên kết. Doanh nghiệp hỗ trợ con giống, vật tư, quy trình kỹ thuật… tuy nhiên không phải doanh nghiệp cho người nông dân mà doanh nghiệp cần người dân đưa lại sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Mỗi người nông dân là một lực đẩy trong chuỗi liên kết, doanh nghiệp đứng vai trò tiên phong” - ông Hải chia sẻ.

Khắc phục khâu yếu nhất là kết nối cung – cầu

Ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Maketing Công ty Phân bón Bình Điền cho biết, là đơn vị sản xuất phân bón, cung ứng vật tư đầu vào cho người dân, những năm qua, Bình Điền đã hỗ trợ với nông dân xây dựng những quy chuẩn, quy trình để sản xuất đầu vào đảm bảo chất lượng cao.

Cùng với sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, Công ty Phân bón Bình Điền cũng phối hợp với các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Mô hình đơn vị cung ứng đầu vào liên kết với đơn vị tiêu thụ được triển khai có hiệu quả

“Bộ Công thương hỗ trợ các đơn vị cung ứng đầu vào kết nối với các đơn vị tiêu thụ đầu ra và nông dân liên kết với nhau. Như thế, các doanh nghiệp và nông dân sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc sản xuất, tiêu thụ nông sản... Đồng thời, để mối quan hệ bền chặt, cần phải có sự chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro hài hòa giữa các bên” – ông Tâm nói.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, về chính sách phát triển hạ tầng tiêu thụ nông sản Chính phủ đang thúc đẩy phát triển, xây dựng chợ đầu mối, phát triển thị trường tiêu thụ tương lai để phân chia rủi ro, giảm trung gian, tiêu thụ thuận lợi với giá tốt hơn.

Chính sách liên kết giữa "5 nhà" phải tăng cường thúc đẩy hơn nữa, trong đó vai trò dẫn dắt của hợp tác xã rất quan trọng, là cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ động tham gia vào mối liên kết này vẫn phải là người nông dân, Nhà nước chỉ đóng vai trò cầu nối, hỗ trợ.

Năm nay, nhiều mặt hàng nông sản được mùa, sản lượng cao kỉ lục nhưng nhờ chủ động tổ chức tiêu thụ tốt, làm tốt khâu xúc tiến thương mại, quảng bá nên tiêu thụ vẫn thuận lợi và được giá, điển hình là vụ vải thiều ở Bắc Giang, vụ nhãn ở Hưng Yên và Sơn La... Riêng vụ vải thiều của Bắc Giang vừa rồi đạt doanh thu kỷ lục 6.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 3.700 tỷ đồng thu trực tiếp từ quả vải, còn lại là các dịch vụ khác.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại trong tiêu thụ và chuỗi liên kết nông sản. Đó là, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu manh mún quy mô nhỏ, tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân do không có liên kết với thị trường.

“Theo quy luật của thị trường, cung nhiều hơn sẽ làm giá không cao được, nhưng nếu làm tốt khâu tiêu thụ thì sẽ vẫn bán được với giá tốt. Khâu kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ, kết nối cung - cầu vẫn đang là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị nông sản của chúng ta” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

Ngày 23/3, hai địa phương là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình “Hải Vân Quan - Kết nối thân tình” kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024). Đây là 2 địa phương giáp ranh và kết nghĩa đã lâu.

Hải Vân Quan - Kết nối thân tình
Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường

Thực tế cho thấy, câu chuyện luẩn quẩn của ngành trồng, kinh doanh hoa tết vẫn lưu cửu. Dù bài học “bể hoa tết” không mới, nhưng gần như năm nào cũng tái diễn. Đó là bài học về việc “bắt mạch", thích ứng với thị trường”-nguyên tắc sống còn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với mặt hàng hoa tết.

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường
Return to top