ClockThứ Tư, 11/04/2018 06:15

Kết nối cung - cầu sản phẩm hợp tác xã

TTH - “Chỉ có hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ mới giải quyết được “bài toán” về chất lượng nông sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển sản phẩm (SP) bền vững trước những biến động của thị trường”. Đó là quan điểm nhất quán tại hội thảo “Kết nối cung-cầu SP hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) năm 2018” và kỷ niệm Ngày HTX Việt Nam diễn ra sáng 10/4.

Không để các hợp tác xã tồn tại hình thứcƯu tiên hỗ trợ hợp tác xã đầu tư phát triển kết cấu hạ tầngKiến nghị thực hiện chính sách BHXH cho cán bộ hợp tác xãKhởi đầu ở một hợp tác xã thanh niênPhần lớn hợp tác xã hoạt động theo luật mới

Đến dự có các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành và gần 200 đại biểu đến từ các HTX trên địa bàn tỉnh.

Ông Bùi Thanh Hà (thứ hai từ phải sang) tham quan gian hàng nông sản của Trường đại học Nông lâm Huế

Chia sẻ từ cơ sở

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX thêu Phú Hòa-Lê Quang Thân chia sẻ, từ khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 đến nay, HTX tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên, từng bước nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã SP được thị trường ưa chuộng.

HTX chú trọng kết nối cung-cầu thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, các đợt xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu SP đến người tiêu dùng. Thương hiệu SP được “lan tỏa” khắp nơi, duy trì khách hàng cũ và ngày càng có thêm khách hàng mới.

Để các SP nghề truyền thống nói chung và thêu tay nói riêng được gìn giữ, tồn tại, Nhà nước cần đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo nghề truyền thống, các gian hàng trưng bày, giới thiệu SP. Các HTX cần được thụ hưởng các chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các ngành nghề, làng nghề thủ công phát triển, ứng dụng thành tựu, tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tạo ra SP ngày càng chất lượng, mẫu mã độc đáo, hấp dẫn.

Ông Phùng Độ, Giám đốc HTX NN Thủy Dương (TX. Hương Thủy) cho biết, tận dụng lợi thế vùng đất màu mỡ nằm dọc sông Lợi Nông và đất bồi ven khe suối, từ một vài hộ trồng mướp đắng đến nay trên địa bàn phường Thủy Dương có hơn 50 hộ trồng với diện tích 10 ha. Hiệu quả kinh tế từ mướp đắng cao gấp 3 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên gần đây, các hộ trồng mướp gặp khó khăn đầu ra. Từ đó, HTX xây dựng mô hình trồng mướp gắn theo chuỗi giá trị SP “từ sản xuất đến tiêu thụ”. Năm 2017, HTX tập huấn và trồng mướp theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Công ty Globacer cấp giấy chứng nhận an toàn, chất lượng. HTX đang hoàn tất các thủ tục kiểm nghiệm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, hướng đến tiêu thụ ổn định.

Ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX mây tre đan Bao Lao tự tin, SP của đơn vị đã có “chỗ đứng” vững chắc trên thị trường. Ngoài 500 mẫu mã SP, hiện nay HTX đang tiếp tục cải tiến, sáng tạo thêm nhiều mẫu SP mới độc đáo, lạ mắt, tính thẩm mỹ cao. Thời gian qua HTX đã chủ động tìm kiếm thị trường, liên kết với các DN, đồng thời quảng bá thương hiệu thông qua việc tích cực tham gia các hội chợ làng nghề, các kỳ festival làng nghề truyền thống, triển lãm, hội chợ thương mại, các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều DN, khách hàng biết đến thương hiệu, tin tưởng vào chất lượng SP đã ký hợp đồng tiêu thụ SP ổn định.

Giám đốc HTX NN Phú Lương 1 (Phú Vang) Nguyễn Thụ nêu quan điểm, để SP được thị trường ưa chuộng, đáp ứng yêu cầu mới không có con đường nào khác ngoài liên kết sản xuất, tạo ra SP chất lượng gắn với tiêu thụ. Định hướng của HTX sẽ tiếp tục liên kết với Tập đoàn Quế Lâm mở rộng diện tích lúa theo quy trình khép kín hoàn toàn với diện tích 50 ha, nâng tổng diện tích theo mô hình VietGAP lên 120 ha. HTX liên kết với các công ty kinh doanh giống trong và ngoài tỉnh tổ chức sản xuất giống lúa xác nhận với diện tích 230 ha, doanh thu từ lúa giống trên 10 tỷ đồng.

Gian hàng trưng bày nông sản của huyện Phong Điền tại hội thảo

Tín hiệu ban đầu

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hồ Vang đánh gía, sau chuyển đổi theo luật mới, nhiều HTX bắt đầu hỗ trợ các thành viên áp dụng khoa học, kỹ thuật, sản xuất nông sản an toàn, chất lượng gắn với bao tiêu SP. Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm ký hợp đồng xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ với các HTX: Phú Lương 1, Phù Bài, Đông Vinh, Điền Hòa, Điền Lộc… với diện tích 200 ha. Kết quả bước đầu từ cây lúa là cơ sở để nhân rộng các đối tượng cây trồng khác nhằm tạo ra nông sản hữu cơ, an toàn, thân thiện với môi trường. Các HTX: Vân Thê, Thủy Phù, Thủy Tân, Phú Lương 1, Phú Lương 2, Phú Lương 3… liên kết với các công ty trong và ngoài tỉnh sản xuất trên 500 ha lúa hữu cơ. Một số HTX, như HTX Điền Hòa liên kết với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam triển khai mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô 3.000 con/năm.

Theo ông Vang, số lượng HTX tham gia liên kết với các DN để sản xuất, tiêu thụ SP đến nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một phần do DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, mặt khác trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều DN quy mô đủ lớn để liên kết với HTX tổ chức sản xuất, tiêu thụ SP. Cần thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, tỉnh về việc hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên hỗ trợ HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ SP. Các cấp, ngành tổ chức vận động, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Ông Trần Lưu Quốc Doãn, Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh cho rằng, về lâu dài cần phải có giải pháp căn cơ, tập trung xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị SP; hỗ trợ các HTX nâng cao nhận thức, tiếp cận thị trường, năng lực quản trị, đàm phán, xây dựng và quảng bá thương hiệu, duy trì và phát triển quan hệ đối tác. Để tiêu thụ hàng hóa ổn định cần đẩy mạnh kết nối giao thương, kết nối cung-cầu trở trành hoạt động thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao và biểu dương những kết quả đạt được của hệ thống HTX trên địa bàn tỉnh trong những năm qua; đồng thời yêu cầu mỗi thành viên, người lao động trong HTX cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa nhằm đưa phong trào kinh tế HTX ngày càng vươn lên, là “bà đỡ” thật sự cho nông dân trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

TIN MỚI

Return to top