ClockThứ Ba, 22/11/2022 06:30

Kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu trên Open Data

TTH - Mới đây (15/11), sản phẩm Hệ thống dữ liệu mở (DLM) tỉnh Thừa Thiên Huế (Open Data), Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) đã giành được giải Nhì ở lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông (không có giải Nhất) tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi sốHueCIT tổ chức Ngày hội triển lãm Công nghệ thông tin năm 2022

Trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh năm 2022

Phát triển chính quyền số

Những năm gần đây, khái niệm về DLM trở nên phổ biến và quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số. Các bộ DLM cho phép công dân và tổ chức ở cả khu vực công, tư có thể truy cập và sử dụng cho các mục đích thương mại, phi thương mại. DLM còn có tác động to lớn đến quản lý Nhà nước, tăng cường tính minh bạch và giải trình, thúc đẩy sự tham gia của công dân, doanh nghiệp (DN) vào hoạt động quản lý Nhà nước.

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử đang triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên Huế. Tỉnh đã và đang tích cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện các cơ sở DLM chuyên ngành nhằm phục vụ, khai thác tối đa hệ thống thông tin cho chính phủ và chính quyền điện tử (CQĐT), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, nâng cao tính minh bạch, tăng cường sự tương tác giữa các cơ quan Nhà nước (CQNN) với người dân, DN.

Theo Phó Giám đốc HueCIT Lê Vĩnh Chiến, Hệ thống DLM tỉnh (Hệ thống Open Data) được nghiên cứu, triển khai từ năm 2018 và đang triển khai ứng dụng có hiệu quả tại Thừa Thiên Huế tại địa chỉ http://data.thuathienhue.gov.vn và http://opendata.thuathienhue.gov.vn

 “HueCIT xây dựng Hệ thống Open Data nhằm mục tiêu thu thập, công khai, chia sẻ các bộ DLM, kết nối liên thông với các hệ thống dùng chung của tỉnh, liên thông Cổng dữ liệu Quốc gia, phục vụ người dân, DN. Open Data còn cho phép tùy biến các tiêu chí gắn với chức năng, nhiệm vụ tại mỗi đơn vị, sở, ngành, địa phương nhằm thống kê, theo dõi, quản lý, hỗ trợ ra quyết định trong quá trình điều hành, phục vụ mục tiêu CQĐT và đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ dữ liệu đến cộng đồng”, ông Chiến nói.

Hệ thống cũng cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các CQNN đến trực tiếp cho người dân, DN và các hệ sinh thái khởi nghiệp.

Mang lại hiệu quả kinh tế

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT), dữ liệu và số hóa dữ liệu có vị trí vô cùng quan trọng. Hệ thống DLM tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong các nền tảng quan trọng trong chiến lược hoàn thiện CQĐT, phát triển chính quyền số và xây dựng đô thị thông minh của tỉnh.

Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh Hoàng Bảo Hùng cho biết, với nhu cầu to lớn cũng như trình độ phát triển CNTT của Việt Nam và Thừa Thiên Huế, việc cung cấp các bộ dữ liệu quan trọng dưới dạng DLM sẽ hỗ trợ sáng tạo, đổi mới và tăng trưởng kinh tế, khai thông luồng thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành, Trung ương và địa phương, hỗ trợ các mục tiêu khác của tỉnh, như phát triển khung đánh giá giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính, cải thiện năng lực quản lý dữ liệu và quy trình quản trị CNTT trong các cơ quan chính quyền.

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm nay có 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 15 giải Ba và 33 giải Khuyến khích của các tác giả, nhóm tác giả của 60 đề tài đạt giải trên 6 lĩnh vực. Theo Ban tổ chức, nhiều đề tài được đầu tư công phu, chất lượng, được đánh giá cao. Trong đó, có những đề tài có tầm quốc gia, quốc tế và đã được ứng dụng vào thực tiễn.

Open Data còn là đầu mối cung cấp DLM của CQNN, liên thông Cổng dữ liệu Quốc gia. “Người dân, DN, cộng đồng sẽ có điều kiện khai thác dữ liệu của CQNN để phục vụ nghiên cứu, học tập, sáng tạo sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển của Nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế”, Giám đốc HueCIT chia sẻ.

Ngoài ra, Open Data sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ số mới, cho phép người dùng tiếp cận các dữ liệu của mình, về mình do CQNN nắm giữ. Đây còn là một kênh thông tin để tiếp nhận đóng góp của các cơ quan, tổ chức, DN và cá nhân để các CQNN có nhiều dữ liệu hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ người dân, DN tốt hơn.

Hiện Open Data đang được công bố dữ liệu theo các chủ đề: Hệ Giáo dục, CNTT và Truyền thông, Giao thông vận tải, Khoa học, Kinh tế, Lao động, Môi trường Tài nguyên, Nông nghiệp, Tài chính, Văn hóa Du lịch, Xã hội, Xây dựng, Y tế, sức khỏe và chủ đề khác.

Ứng dụng triển khai có hiệu quả, tuy nhiên, tác dụng của DLM chỉ phát huy tốt nhất khi có sự tham gia tích cực từ cá nhân, tổ chức, DN trong xã hội. “Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều bên từ chính phủ, chính quyền các cấp, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, cá nhân… để có thể phát huy hết tiềm năng và lợi ích của DLM đối với các mặt trong đời sống xã hội”, Giám đốc Hoàng Bảo Hùng bày tỏ.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

Ngày 23/3, hai địa phương là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình “Hải Vân Quan - Kết nối thân tình” kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024). Đây là 2 địa phương giáp ranh và kết nghĩa đã lâu.

Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

TIN MỚI

Return to top