ClockThứ Bảy, 27/02/2021 06:45

Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa

TTH - Là cụm công nghiệp (CCN) duy nhất nằm trên địa bàn TP. Huế, năm 2021, Trung tâm Phát triển CCN TP. Huế đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tìm kiếm doanh nghiệp (DN) có tiềm năng đầu tư vào CCN An Hoà. Trong đó, ưu tiên các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường buộc phải di chuyển đến CCN và các DN khởi nghiệp.

Đối thoại với doanh nghiệp và người lao động tại Cụm công nghiệp An Hòa

Trung tâm kinh doanh, bảo dưỡng ô tô của Công ty TNHH MTV Huế Trường Hải hoạt động khá hiệu quả tại CCN An Hòa

Hoàn thiện hạ tầng

CCN An Hoà thành lập từ tháng 2/2014 trên cơ sở CCN làng nghề Hương Sơ. Cụm có quy mô 48ha, quỹ đất này nhằm di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư nội thành, các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố và ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề công nghiệp, sản xuất lắp ráp các linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, mộc dân dụng, giấy... Đến nay, diện tích lấp đầy tại CCN là 33ha, bao gồm 36 DN sản xuất kinh doanh với 43 dự án (DA).

Năm 2020, dù ảnh hưởng dịch COVID-19 và các đợt thiên tai bão lũ, song các DN vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 5 ngàn lao động, doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng.

Trong năm, Trung tâm Phát triển CCN TP. Huế đã hoàn thành thủ tục giới thiệu địa điểm đầu tư và ký hợp đồng cho thuê lại đất với 4 DN đầu tư DA. Đó là Công ty TNHH Nguyễn Danh (Nhà máy cán tôn và sản xuất kết cấu thép), Công ty TNHH MTV Huế Trường Hải (Trung tâm kinh doanh, bảo dưỡng ô tô cao cấp), Công ty CP Dệt may Thiên An Phú (Nhà máy May Hương Sơ) và Công ty TNHH MTV Hoàng Hùng Đạt (Nhà máy sản xuất nước uống đóng chai). Ngoài ra, thành phố bố trí quỹ đất cho các cơ sở sản xuất và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, gồm Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hùng Hiệp, cơ sở cưa xẻ gỗ và mộc mỹ nghệ Trần Ngọc Ký, hộ kinh doanh Nguyễn Đình Chương…

Hạ tầng Cụm công nghiệp An Hòa được xây dựng đồng bộ góp phần giúp doanh nghiệp thuận tiện trong sản xuất và vận chuyển hàng hóa

Đến nay, phần diện tích có hạ tầng hoàn chỉnh đã tiến hành cho thuê hết và đang tiếp nhận đăng ký thuê đất của 5 DN với diện tích đăng ký thuê khoảng 35.000 m2, dự kiến sẽ giới thiệu địa điểm trong quý 3/2021 sau khi hoàn thành DA hạ tầng kỹ thuật CCN An Hòa giai đoạn 9 (đợt 1,2,3), bao gồm hạng mục san nền, giao thông, cấp thoát nước.

Để đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ, năm 2020, trung tâm phối hợp với cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy- cứu nạn cứu hộ (PCCC – CNCH) tham mưu thành phố ban hành quyết định thành lập Cụm an toàn, hỗ trợ PCCC- CNCH tại CCN An Hòa.

Xúc tiến kêu gọi đầu tư

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, năm 2021, thành phố chỉ đạo Trung tâm Phát triển CCN tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm các DN có tiềm năng đầu tư vào CCN. Đồng thời hỗ trợ các DN đẩy nhanh thủ tục đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, ưu tiên đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường buộc phải di chuyển đến CCN An Hòa và các DN khởi nghiệp. Mặt khác, tăng cường chỉnh trang cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tại CCN An Hòa, đảm bảo an ninh trật tự, chấp hành nghiêm chỉnh công tác PCCC và bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2021, trung tâm phấn đấu hoàn thành 5 hồ sơ giới thiệu địa điểm đầu tư DA, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố thực hiện kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô đưa vào sử dụng toàn bộ 10 gian nhà xưởng đã đầu tư. Theo đó, thành phố thực hiện phương án huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật theo hình thức thành phố cấp ngân sách thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và các DN đăng ký thuê đất để đầu tư DA mới ứng trước 5 năm tiền hợp đồng thuê đất để tổ chức thực hiện DA.

Để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại CCN An Hoà, năm 2021, thành phố phấn đấu hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 CCN An Hòa, hoàn thành DA hạ tầng kỹ thuật CCN An Hòa (đợt 2 và đợt 3-giai đoạn 9); hoàn thành DA sửa chữa, khắc phục đường bê tông, cầu bị thiệt hại do bão lụt gây ra và lắp đặt bản đồ chỉ dẫn, cải tạo bảng tên CCN trong quý II/2021. Phối hợp thực hiện DA xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải CCN An Hòa - giai đoạn 1 do Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế làm chủ đầu tư, tăng cường hệ thống cây xanh, duy trì chất lượng cây xanh vỉa hè và chỉnh trang khu vực xung quanh cụm.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

TIN MỚI

Return to top