Thế giới

Khả năng đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023

ClockThứ Bảy, 18/12/2021 15:27
TTH.VN - Bên cạnh việc công bố kế hoạch phát triển một phác đồ vaccine 3 liều cho trẻ em từ 2-16 tuổi, công ty dược phẩm Mỹ Pfizer dự đoán đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023.

Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm giảm hiệu quả của vaccineCOVID-19 thế giới 6-12: Omicron lan ra 17 bang của MỹDu học bị ảnh hưởng bởi đại dịchThế giới khó đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng COVID-19Cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể Delta

Tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, nhất là khi biến thể Omicron xuất hiện. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Phải nỗ lực tăng tốc tiêm chủng

Bên cạnh việc công bố kế hoạch phát triển một phác đồ vaccine 3 liều cho trẻ em từ 2 – 16 tuổi, công ty dược phẩm Mỹ Pfizer dự đoán đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023.

Công ty dược phẩm này đưa ra bình luận khi chứng kiến các quốc gia châu Âu chuẩn bị triển khai thêm nhiều biện pháp hạn chế đi lại và các biện pháp xã hội để chống dịch, cũng như ghi nhận một nghiên cứu cảnh báo rằng biến thể Omicron lây lan nhanh chóng có khả năng làm tái nhiễm cho người cao hơn gấp 5 lần so với “người tiền nhiệm” – biến thể Delta.

Các lãnh đạo của Pfizer cho rằng, công ty tin tưởng cho đến năm 2024, đại dịch sẽ trở thành một bệnh dịch trên toàn cầu, có nghĩa là COVID-19 sẽ không còn là một đại dịch nữa. Pfizer cũng dự báo, COVID-19 sẽ biến đổi thành một căn bệnh đặc hữu vào năm 2024.

Được biết, trước khi biến thể Omicron ra đời, Chuyên gia về Bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci dự đoán đại dịch COVID-19 này tại Mỹ sẽ kết thúc vào năm 2022.

Phát biểu về kế hoạch phát triển phác đồ vaccine COVID-19 gồm 3 mũi cho trẻ từ 2-16 tuổi, Giám đốc Khoa học Mikael Dolsten phát biểu trong một cuộc họp rằng kết quả của việc tiêm 3 liều vaccine ở những người trên 16 tuổi cho thấy cách tiếp cận này mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn.

“Do đó, chúng tôi quyết định sửa đổi từng nghiên cứu nhi khoa để kết hợp chặt chẽ mũi tiêm thứ 3 vào phác đồ vaccine và lên kế hoạch xin cấp phép cho liệu trình vaccine 3 mũi, thay vì 2 mũi như đã đề cập trước đó”, hãng dược Pfizer nhấn mạnh.

Pfizer đang cùng sản xuất vaccine với đối tác từ Đức là BioNTech. Cả hai đã và đang phát triển một phiên bản vaccine được điều chỉnh để chống lại biến thể Omicron, song vẫn chưa quyết định có cần thiết hay không. Dự kiến các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine sẽ được diễn ra vào tháng 1/2022, giám đốc điều hành của Pfizer cho hay.

Một nghiên cứu Imperial College London cho thấy, nguy cơ tái nhiễm với biến thể Omicron cao gấp 5,4 lần, khi số ca nhiễm ở châu Âu tăng cao, đe dọa đến các lễ hội cuối năm.

Những phát hiện mới này càng nhấn mạnh sự cấp bách trong việc các nước phải triển khai nỗ lực tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng tăng cường nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện và hệ thống y tế. Cho đến nay, tuy có sự gia tăng đột biến trong số ca nhiễm ở Anh và các nước khác trong khu vực châu Âu, song không dẫn đến sự tăng vọt về số ca nhập viện hoặc tử vong.

Chống dịch tăng cường

Về các hành động chống dịch mở rộng, Đức, Ireland, Thụy Sĩ và Đan Mạch đều theo bước chân Pháp đang tiến đến triển khai những hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn nữa, với Pháp trong tuần này đã ra lệnh đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh với hầu hết người Anh không cư trú.

Từ ngày 21/12 – 24/1/2022, Thụy Sĩ sẽ mở rộng yêu cầu về việc xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng, hoặc đã khỏi bệnh sau nhiễm COVID-19 để có thể vào các địa điểm công cộng như nhà hàng. Đối với những ai muốn vào các vũ trường, quán bar sẽ buộc phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Trong bối cảnh biến thể mới chiếm 1/5 tổng số ca hằng ngày, chính phủ Đan Mạch dự định đóng cửa rạp hát, rạp chiếu phim, cũng như các công viên giải trí và trung tâm hội nghị. Bên cạnh đó cũng giới hạn việc tập trung đông người tại các hàng quán trong vòng 7 ngày trước thềm đêm Giao thừa.

Được biết, trong vòng 24h tính đến 24h ngày 16/12 vừa qua, Đan Mạch ghi nhận gần 3.000 trường hợp xác định nhiễm Omicron - gấp đôi con số ghi nhận của 1 ngày trước đó.

Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết, đối mặt với “một loại virus độc ác”, chính phủ Ireland không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét các biện pháp không mấy được ưa chuộng, bao gồm đóng cửa sớm đối với các nhà hàng, quán bar.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức thông tin, theo các quy định được công bố vào tối ngày 17/12, những du khách đến Đức từ Anh sẽ phải cách ly bắt buộc trong 2 tuần.

Cập nhật tình hình đại dịch trên toàn cầu

Kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào gần 2 năm trước, đến nay đã có hơn 5 triệu người đã tử vong do đại dịch COVID-19 trên toàn cầu và hơn 272 triệu trường hợp được xác nhận.

Hơn 8,5 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới – một nỗ lực hiện đang trở nên phức tạp bởi sự xuất hiện của Omicron.

Các chính phủ Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đặt đơn hàng lên đến 180 triệu liều vaccine phiên bản điều chỉnh đang được phát triển bởi BioNTech và Pfizer để tiêm chủng cho người dân nhằm chống dịch lây lan rộng hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top