ClockThứ Tư, 18/07/2018 14:05

Khắc phục hạn chế trong việc xây dựng luật, pháp lệnh

Từ nay đến năm 2020 còn 43 luật, pháp lệnh cần phải được sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành mới.

Sáng nay 18/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật năm 2018. Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh còn hạn chế. Đó là, chất lượng một số dự án luật, pháp lệnh, tài liệu, hồ sơ của một số dự án luật chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức; vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút khỏi Chương trình và gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra và đại biểu quốc hội chậm so với quy định...

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng: Khối lượng xây dựng luật, pháp lệnh là quá lớn. Kết quả rà soát cho thấy, từ nay đến năm 2020 còn 43 luật, pháp lệnh cần phải được sửa đổi bổ sung, hoặc ban hành mới, chưa kể các dự án luật, pháp lệnh khác để thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 7. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, khắc phục hạn chế trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành văn bản, khắc phục tình trạng xin lùi, xin rút thời hạn chương trình các dự án luật, pháp lệnh.

“Cần khắc phục để nâng cao chất lượng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Có trình tự xây dựng tuân thủ luật ban hành quy phạm pháp luật. Thực trạng nhiều năm không khắc phục, nhiều dự án luật khi trình chưa đảm bảo tính thống nhất Hiến pháp và pháp luật, có những cái đưa ra chưa đảm bảo hệ thống. Quá trình thẩm tra phải toàn diện, chặt chẽ và có chứng kiến đầy đủ. Cơ quan thẩm tra và soạn thảo cần có sự phối hợp tốt hơn. Những vấn đề gì cần điều chỉnh hạn chế bớt với 43 dự án Luật là bất khả thi, không thể nào thực hiện được. Mỗi năm Quốc hội chỉ làm 10-12 Luật, không làm sao giải quyết hết 43 Luật, cứ dàn hàng thì khó hoàn chỉnh”, ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Các ý kiến tại hội nghị cũng cho rằng, việc hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được giao là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, tuyên truyền, lấy ý kiến nhân dân, để người dân nắm bắt thông tin đầy đủ về nội dung cơ bản của các dự án luật và tham gia vào quá trình xây dựng dự án luật.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bất cập cần sớm sửa đổi

Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có nhiều thông tư hướng dẫn, bổ sung nhằm giúp cho công tác quản lý đào tạo lái xe ô tô được chặt chẽ. Tuy vậy khi áp dụng một số quy định trên đã bộc lộ nhiều bất cập.

Những bất cập cần sớm sửa đổi
Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Nghị định 99).

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại học
Chính thức lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi về đăng kiểm

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi, đề nghị các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, tham gia ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Chính thức lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi về đăng kiểm
Return to top