ClockThứ Sáu, 11/02/2022 05:51

Khắc phục hư hỏng cầu dân sinh ở A Lưới

TTH - Sau các trận mưa lũ liên tiếp, hàng loạt công trình thuộc Hợp phần xây dựng cầu dân sinh (Dự án Lramp tỉnh Thừa Thiên Huế) ở huyện A Lưới bị hư hỏng, sạt trượt ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Chủ đầu tư đã bố trí kinh phí nguồn vốn khắc phục, đảm bảo an toàn cho công trình lâu dài.

Cầu A So 1 (Hương Lâm, A Lưới) đã tiến hành sửa chữa xong các hạng mục cơ bản

Những trận mưa lũ cuối năm 2020, 2021 đã làm 3 cầu gồm Khe Chai, A So 1, A Min thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (Dự án Lramp) nằm trên địa bàn huyện A Lưới do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư bị sạt trượt mố cầu, chân khay, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Từ đầu năm 2022, sau khi được bố trí vốn (khoảng 1,2 tỷ đồng), đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hoàng Phong đã tiến hành sửa chữa, khắc phục, bổ sung kết cấu một số hạng mục nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cho các công trình về lâu dài.

Đối với công trình cầu Khe Chai (xã Đông Sơn, huyện A Lưới), đơn vị thi công đã tiến hành đào đắp xong 2 bên mố cầu, chân khay cùng những đoạn bị sạt lở; đổ bê tông, bố trí rọ đá gia cố 2 mố cầu và khắc phục đường dẫn lên cầu.

Ông Hoàng Thanh Xuân, đại diện Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hoàng Phong thông tin, để đảm bảo an toàn, chất lượng công trình lâu dài, đơn vị thi công đã bố trí thêm 120 rọ đá gia cố cho các mố cầu. Thiết kế chân khay sâu 2,2m (so với trước đây khoảng 0,5m) nhằm đảm bảo bền vững hai bên mố, phá bỏ hệ thống cống trước đây nhằm làm thay đổi dòng chảy, giảm hư hỏng khi mưa lũ với lượng nước chảy xiết đổ từ khu vực Khe Chai và kéo dài thêm tôn lượn sóng hai bên lan can cầu khoảng 200m.

Cầu Khe Chai được thiết kế có chiều rộng 3,5m, dài hơn 102m bằng bê tông cốt thép, dự ứng lực có tuổi thọ 50 năm, là công trình giao thông cấp IV. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 6/2018 do Công ty CP Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế và Công ty CP Xây dựng 939 tại TP. Huế đảm nhiệm thi công, với tổng mức đầu tư 2,3 tỷ đồng.

Trận lũ cuối năm 2020 đã làm công trình bị hư hỏng nghiêm trọng với các hạng mục, như hai đầu cầu bị xói lở, đất đắp chân khay ở hai mố sụp lở, đường dẫn bị sụp, sạt trượt, gây khó khăn cho sản xuất và đi lại của người dân 3 xã biên giới gồm Hương Phong, Đông Sơn và Lâm Đớt. Ngay sau đó, đơn vị thi công đã tiến hành đắp đất, gia cố tạm hai bên mố cầu, sửa chữa lại đường dẫn để người dân đi lại. Tuy nhiên, trận lũ cuối năm 2021 tiếp tục làm cầu hư hỏng nghiêm trọng thêm.

Ông Hoàng Thanh Xuân cho biết, đơn vị đã thi công đúng theo hồ sơ thiết kế công trình. Tuy nhiên, với đặc thù huyện miền núi, sông suối có dòng chảy, lũ quét phức tạp nên không thể lường trước được. Đến nay, công tác khắc phục cầu Khe Chai đã cơ bản xong các hạng mục, đảm bảo an toàn giao thông, đi lại êm thuận cho người dân.

Tương tự, 2 công trình cầu A So 1 (xã Hương Lâm), A Min (xã A Roàng) cũng bị hư hỏng mố cấu, sạt trượt đất đá do mưa lũ cuốn trôi. Đến nay, đơn vị thi công cũng đã tập kết vật liệu, tiến hành khắc phục cơ bản xong các hạng mục hư hỏng. Cầu A So 1 hoàn thiện sửa chữa giúp kết nối với tuyến đường vào vùng rừng sản xuất rộng khoảng 50ha; cầu A Min được sửa chữa sẽ đảm bảo kết nối lưu thông trung tâm xã A Roàng với các thôn A Min, A Ho, Ka Rôn. Đây cũng là trục giao thương, vận chuyển nông sản giúp phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Hoàng Văn Châu, Giám đốc điều hành Dự án Lramp Thừa Thiên Huế cho rằng, sau khi các công trình được xây dựng, nghiệm thu và bàn giao đi vào hoạt động ở các địa phương đều xảy ra các trận mưa lũ lớn, gây hư hỏng. Huyện miền núi A Lưới với đặc thù địa hình đồi núi dốc, dòng chảy sông suối phức tạp, khiến công trình bị xói lở…

Theo ông Châu, đối với Hợp phần xây dựng cầu dân sinh, trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay được đầu tư xây dựng 16 cầu với tổng số vốn gần 60 tỷ đồng. Trong đó, huyện miền núi A Lưới được phê duyệt 8 cây cầu, đến nay đã hoàn thành, bàn giao cho địa phương đưa vào khai thác, sử dụng, chất lượng công trình đảm bảo.

Dự án Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án đầu tư tại Quyết định Số 330/QĐ-TTg ngày 2/3/2016. Kinh phí Ngân hàng Thế giới tài trợ cho dự án là 385 triệu USD, bao gồm hai hợp phần cầu và đường. Dự án sẽ cụ thể hóa các chiến lược, chương trình của Chính phủ Việt Nam là “Chiến lược quốc gia về phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” và “Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020”.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc
Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn

Từ khi biết làm nông nghiệp, chuyện nuôi lợn, bò, trồng lúa nước… không còn là chuyện lạ đối với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới. Nhưng làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là một tầm cao mới mà người đồng bào thiểu số nơi đây đã làm được là “chuyện lạ có thật”.

Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn
Return to top