ClockThứ Ba, 04/04/2017 13:31

Khắc phục sạt trượt đường tránh Huế giai đoạn II

TTH - Từ 1/4, phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) để thi công, xử lý khắc phục khối sạt trượt tại KM12+450 (giai đoạn II) trên QL 1A- đoạn đường phía Tây TP. Huế được triển khai.

Đơn vị thi công đang lập hệ thống rào chắn, gắn thép B40 phòng đá lăn tại KM12+450

Thi công trong 15 ngày

Những ngày đầu tháng 4, đơn vị thi công là Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế đã điều phương tiện máy móc, nhân lực xử lý điểm sạt lở tại km12+450 trên tuyến đường phía Tây TP.Huế với tổng khối lượng thi công khoảng 20 nghìn mét khối đất đá. Đơn vị cũng tiến hành dựng hệ thống rào chắn bằng cọc sắt, gắn thép B40 dọc điểm sạt lở để đề phòng đá lăn, gây nguy hiểm cho các phương tiện trong quá trình thi công.

Theo Chi cục quản lý đường bộ II.6 (Cục Quản lý Đường bộ II), thời gian thi công cho phép trong 15 ngày. Công việc sẽ được tập trung liên tục trong suốt thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ nhằm xử lý dứt điểm, cắt cơ, hạ tải bước 1 và 2, tháo gỡ hoàn thành khối sạt trượt nguy hiểm và xem xét cho xe lưu thông đồng thời với quá trình thi công các hạng mục còn lại.

Ông Lê Quốc Phòng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.6 cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo, phương án thi công với khối lượng tập trung. Quá trình thi công đào hạ tải mái taluy dương, vận chuyển xe đổ và đào, phá đá để tránh đất đá rơi xuống, phần mặt đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông và rút ngắn thời gian cấm xe lưu thông qua khu vực này.

Trong đợt này, sẽ đào, xúc đổ khoảng 20 nghìn m3 đất đá

Ông Phòng nhấn mạnh, có 2 mũi thi công chủ yếu. Đối với công tác hạ tải sạt taluy dương, do địa hình nhỏ hẹp, chỉ bố trí được một đường công vụ và yêu cầu đảm bảo ATGT, an toàn lao động, phải hạ tải từ cao xuống thấp nên chỉ bố trí một mũi thi công ở khu vực này; đối với công việc sau khi hạ tải, bố trí 2 mũi thi công bao gồm thi công công trường chắn rọ đá, rãnh thoát nước và thi công sửa chữa mặt đường hư hỏng, hệ thống ATGT.

Ông Lê Ngọc Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ II nhấn mạnh, trước khi thi công, nhà thầu phải thành lập Ban chỉ đạo công trường và làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương về vướng mắc mặt bằng. Bố trí đầy đủ hệ thống đảm bảo ATGT cho từng phân đoạn trước khi triển khai thi công; bố trí hàng rào cọc chắn bằng hệ cọc thép phòng hộ đá lăn, rơi trong phạm vi thi công, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện.

“Do công trình vừa thi công vừa đảm bảo ATGT nên đơn vị thi công chỉ được triển khai thi công trên phần mặt đường theo đúng hồ sơ thiết kế, phần còn lại để đảm bảo giao thông. Trong quá trình hạ tải khối đá treo lơ lửng, sẽ xem xét cấm xe theo từng đợt để đảm bảo ATGT và khối lượng thi công tại công trình chính”, ông Minh yêu cầu.

Đảm bảo an toàn giao thông

Trong cuộc làm việc liên ngành mới đây về triển khai phương án phân luồng, đảm bảo ATGT để thi công, xử lý khắc phục khối sạt trượt tại KM12+450, ông Châu Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho rằng, cần phải có sự phân luồng giao thông hợp lý bởi hiện nay, trên địa bàn đang triển khai thi công nhiều hạng mục công trình của Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế.

Nhiều tuyến đường đào lên chưa được tái lập mặt bằng, mặt đường hẹp dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông, kẹt xe rất cao; việc thi công khắc phục sự cố sạt trượt giai đoạn II cần phải xong sớm để thuận lợi trong việc tổ chức Festival Nghề truyền thống và đảm bảo ATGT cho các phương tiện đi lại dịp nghỉ lễ 30/4-1/5; đơn vị thi công cần tăng cường lực lượng để thi công vào ban đêm nhằm đảm bảo thời gian, khối lượng công trình.

Thượng tá Võ Hồng Quang, Trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh khẳng định cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng CSGT tỉnh, thành phố và các địa phương Hương Thủy, Hương Trà nhằm đảm bảo ATGT trên tuyến và bố trí cắm các biển báo đúng quy chuẩn hướng dẫn các lái xe đi đúng luồng tuyến. Thực tế cho thấy, trong quá trình phân luồng giao thông để thi công giai đoạn I, đã bộc lộ môt số nhược điểm như ngoài các biển báo giao thông được cắm ở một số điểm không hợp quy chuẩn (kích thước nhỏ), việc điều tiết giao thông ở các đường nhánh không hiệu quả, dẫn đến việc mất trật tự ATGT.

UBND tỉnh đã đi đến phương án thống nhất phân luồng giao thông theo lộ trình cho phép các loại xe khách, xe con lưu thông vào ban ngày theo hướng Bắc- Nam được đi vào TP. Huế theo hai hướng sau: Từ Nam ra Bắc sẽ từ QL1 đến cầu vượt Thủy Dương- đường Võ Văn Kiệt- Tỉnh lộ 10- QL49- cầu Chợ Dinh-  Nguyễn Gia Thiều- cầu Bãi Dâu- Tăng Bạch Hổ- cầu Bạch Yến- Nguyễn Văn Linh ra QL1; theo hướng Bắc vào Nam sẽ đi theo tuyến QL1 từ thị trấn Tứ Hạ KM811+600- đường Lê Duẫn- cầu Phú Xuân- Hà Nội- cầu An Cựu- KM842- QL 1 tại thị xã Hương Thủy. Thời gian áp dụng từ ngày 1/4 đến ngày 15/4.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, Chi cục Quản lý đường bộ II.6, nhà thầu và các cơ quan, chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện hoàn thành việc cắm các biển báo, điều động, bố trí nhân lực, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện trong quá trình thi công cũng như cho phép phương tiện vào thành phố. Trong đó, tập trung chốt chặn, ứng trực 24/24 giờ để phân luồng tại 4 điểm nút ở 2 điểm đầu và cuối đường tránh; 2 điểm đầu và cuối đoạn thi công.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị Cục Quản lý Đường II, Chi cục Quản lý Đường bộ II.6 chủ trì, chỉ đạo các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát… thực hiện nghiêm công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động, trong quá trình thi công dỡ tải khói sụt rượt nguy hiểm tại KM12+450 đường phía Tây TP.Huế; đảm bảo kinh phí để thực hiện công tác phân luồng đảm bảo giao thông, ATGT và sửa chữa hư hỏng tại các tuyến đường phân luồng tạm thời để thi công, đồng thời xem xét trả lại mặt bằng sau khi hoàn tất công trình.

Trước đó, từ tháng 1/2017 (giai đoạn I), đơn vị thi công đã khắc phục sự cố sạt trượt tại KM12+450 bằng việc mở đường công vụ, kết hợp dỡ tải, đào, xúc, vận chuyển đi khoảng 5.700m3 đất đá; đào dỡ tải, đổ tạm qua đường phân thủy tại đỉnh đồi 4.000m2 đất đá. Vận chuyển, đổ cấp phối, chống lấy mặt đường công vụ 20m3, lấp tạm rãnh dọc (trái tuyến) để mở rộng mặt đường phục vụ công tác thi công phân làn 30m đảm bảo ATGT.

HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục khó khăn đầu vụ

Bước vào đầu vụ đông xuân, nông dân gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết mưa rét diễn biến phức tạp.

Khắc phục khó khăn đầu vụ
Thông tin doanh nghiệp
Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm trong chuỗi Chương trình “Kết nối Triệu Yêu Thương – Hạnh phúc cho Cộng đồng”, tiếp tục hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai, ngày 15/12/2023, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life VN) đã tổ chức thăm và trao tặng 100 suất tiền mặt trị giá 100 triệu đồng cho 100 hộ dân bị thiệt hại nặng nề trong các đợt mưa lũ vừa qua tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bố trí nguồn vốn khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai trong tháng 10 và 11/2023 đã tiếp tục làm sạt lở nhiều vị trí bờ sông, bờ biển, đê bao nội đồng, kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. UBND tỉnh đã đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chốngthiên tai (PCTT) đề xuất Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn để khắc phục hậu quả thiên tai.

Bố trí nguồn vốn khắc phục hậu quả thiên tai
Return to top