ClockThứ Ba, 09/10/2018 13:00
XUNG QUANH THÔNG TIN NGƯỜI PHỤ NỮ NGHÈO 5 NĂM BỊ NGỪNG CẤP ĐIỆN:

Khách hàng chưa có nhu cầu cấp điện trở lại

TTH - Những ngày qua, dư luận quan tâm đến gia đình bà Phan Thị Ly Hương, trú tại 170/1, đường Xuân 68, phường Thuận Lộc, TP. Huế bị ngừng cấp điện nên phải sống dưới ánh đèn dầu. Sau khi trực tiếp đến ngôi nhà bà đang sống và tìm hiểu nguyên nhân sự việc, bà Hương cho rằng vấn đề bà đang bức xúc và mong muốn các ban ngành giải quyết ổn thỏa đó là việc tranh chấp đất đai và mâu thuẫn giữa các gia đình sống cùng tổ chứ không phải việc cắt điện vì hiện tại bà chưa có nhu cầu cấp điện trở lại.

Khắc phục sự cố mất điện do cây gãy đỗ tại phường Hương HồKhắc phục sự cố cháy cột điện trên đường Bến NghéCông ty Điện lực Thừa Thiên Huế diễn tập phòng cháy, chữa cháyCông ty Điện lực tỉnh ra quân diễn tập và bảo trì lưới điệnĐiện lực tỉnh diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bà Hương khẳng định hiện tại chưa có nhu cầu cấp điện trở lại mà tập trung cho việc khiếu nại chuyện tranh chấp đất đai và giải quyết mâu thuẫn cá nhân giữa các hộ dân trong tổ

Ngôi nhà bà Phan Thị Ly Hương khá nhỏ nhắn và nằm sâu trong con hẻm nhỏ của đường Xuân 68. Thấy khách đến, bà Hương ra mở cửa và dẫn chúng tôi vào bên trong. Căn nhà chưa tới 50m2 đã xuống cấp, dột nát và khắp nơi được “vá” bằng những tấm nilon để tránh mưa. Bên trong ngôi nhà không có bất cứ một thiết bị sử dụng điện nào ngoài chiếc bóng đèn treo ở giữa nhà.

Trao đổi với chúng tôi về việc 5 năm qua gia đình bị ngừng cấp điện, bà Hương cho biết, sau nhiều tháng thấy tiền điện tăng, bà có kiến nghị lên Điện lực Bắc sông Hương (BSH) song đơn vị trả lời đã kiểm tra chỉ số công tơ đo đếm điện và công tơ vẫn hoạt động bình thường nên tôi không chấp nhận trả tiền điện trong mấy tháng đó, sau đó đơn vị đến cắt điện.

Điện lực BSH, đơn vị bán điện trực tiếp cho bà Hương thông tin, tình hình sử dụng điện bình quân hàng tháng của bà Hương tại thời điểm sử dụng điện không quá 50 kWh. Từ tháng 1- 3/2013, khách hàng phản ánh mỗi tháng sản lượng điện tiêu thụ tăng bình quân 08 -10 kWh/tháng. Ngay khi nhận được thông tin này, đơn vị đã cử nhân viên đến kiểm tra công tơ đo đếm điện năng của khách hàng bằng thiết bị đo PW1.3, kết quả công tơ hoạt động bình thường và khách hàng đồng ý ký biên bản kiểm tra sử dụng điện. Sau thời điểm kiểm tra, khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng điện, tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền điện vì cho rằng công tơ hoạt động không bình thường, dẫn đến nợ đọng nhiều tháng. Sau đó, đơn vị đã giải thích và hướng dẫn nếu khách hàng không đồng ý với kết quả kiểm tra công tơ ở trên thì có thể yêu cầu kiểm tra lần 2 hoặc mời cơ quan kiểm định độc lập để kiểm tra độ hoạt động chính xác của công tơ.

Phiếu thông báo cắt điện của khách hàng Nguyễn Thị Lài (mẹ bà Hương) từ tháng 9/2013

Giám đốc Điện lực BSH, ông Huỳnh Hữu Hùng cho rằng, mặc dù đơn vị đã hướng dẫn và giải thích, nhưng bà Hương vẫn không có thông tin phản hồi. Theo quy định trong hợp đồng mua bán điện giữa hai bên, việc không thanh toán tiền điện đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, đơn vị buộc phải thực hiện ngừng cấp điện tại địa chỉ sử dụng điện của khách hàng từ tháng 9/2013 đến nay. Việc thực hiện ngừng cấp điện đối với khách hàng Nguyễn Thị Lài (mẹ bà Hương) là đúng quy định. Trong suốt 5 năm qua, chưa lần nào bà Hương đến công ty yêu cầu làm thủ tục cấp điện trở lại nên chúng tôi không thể cấp điện khi khách hàng không có yêu cầu.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đại Phúc thông tin, khi nhận được thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về trường hợp của bà Hương vào tháng 10/2018, nhằm hỗ trợ cũng như cung cấp điện đầy đủ cho người dân, công ty đã chỉ đạo Điện lực BSH bố trí nhân viên đến nhà khách hàng để làm thủ tục cấp điện mới. Tuy nhiên, khách hàng không hợp tác và không đồng ý với đề nghị lắp công tơ mới (miễn phí hoàn toàn) nên chúng tôi không còn cách gì khác.

Theo Tổ trưởng tổ dân phố 18, phường Thuận Lộc Trần Xuân Phô, trước đây bà Hương thuộc diện hộ nghèo, nhưng đến năm 2017 thì bị đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo do bà và một hộ dân hàng xóm xảy ra tranh chấp đất đai, bà Hương cho rằng do chính quyền không xử lý vụ tranh chấp đất nên bà từ chối tất cả những chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo.

Giải thích lý do 5 năm không có ý kiến về việc ngừng cấp điện, bà Phan Thị Ly Hương cho rằng: “Thực ra vấn đề tôi bức xúc và mong muốn được các ban ngành chức năng giải quyết ổn thỏa trong nhiều năm qua đó là việc tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và các hộ dân trong tổ dẫn đến mâu thuẫn cá nhân khiến tôi bị đánh trọng thương vào ngày 30/7/2018 chứ không phải việc có điện hay không. Bây giờ tôi sống một mình, đi làm suốt ngày và trong nhà cũng không có thiết bị điện nào cần thiết ngoài nhu cầu sạc điện thoại nên tôi không có nhu cầu cấp điện mà chỉ tập trung vào việc khiếu nại chuyện đất đai”.

“Trong lúc các nhà báo đến nhà tìm hiểu việc tranh chấp đất đai, thấy gia đình tôi sống không có điện nên đã phản ánh sự việc chứ hiện tại tôi không quan tâm đến việc cấp điện mà chỉ tập trung khiếu nại việc tranh chấp đất đai”, bà Hương giải thích.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành điện hỗ trợ xây 5 căn nhà tình nghĩa

Ngày 18/4, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) thông tin, thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) về công tác an sinh xã hội, trong tháng 4 và 5, PC TTH hỗ trợ khởi công xây dựng 5 căn nhà tình nghĩa cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ngành điện hỗ trợ xây 5 căn nhà tình nghĩa
Thông điệp từ “Giờ trái đất”

Để tiếp tục đạt hiệu quả cao trong tiết kiệm điện và hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất”, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) đã triển khai thực hiện nhiều nội dung thiết thực.

Thông điệp từ “Giờ trái đất”
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

TIN MỚI

Return to top