Thế giới Thế giới
Khai mạc Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) tại Busan, Hàn Quốc
TTH.VN - Hôm nay (29/8), Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) kéo dài 3 ngày chính thức bắt đầu tại Busan - thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, quy tụ các Bộ trưởng Ngoại giao từ hai khu vực này cùng thảo luận về các vấn đề an ninh và hợp tác liên vùng trước sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Một phiên họp trong khuôn khổ FEALAC vào tháng 12/2016 ở Seoul. Ảnh: Yonhap
Các cuộc họp cấp bộ trưởng FEALAC năm nay đánh dấu năm thứ 8 kể từ khi ý tưởng kết nối 2 khu vực này qua các kênh thường xuyên được đưa ra vào năm 1998. Năm 2001, Bộ trưởng Ngoại giao của 36 quốc gia thành viên FEALAC đã gặp nhau lần đầu tiên tại Santiago, Chile.
"FEALAC là cơ quan tư vấn cho 36 quốc gia ở hai khu vực, chiếm tổng cộng 1/3 dân số, kinh tế và thương mại thế giới, là cơ quan liên chính phủ duy nhất kết nối hai châu lục ở Đông Á và Mỹ Latinh", Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho hay.
Các phiên họp diễn ra trong hôm nay và ngày mai sẽ tập hợp các quan chức cao cấp cùng làm việc tại khách sạn Paradise trước khi các Ngoại trưởng từ 36 quốc gia tổ chức cuộc họp chính thức vào thứ 5 (1/9) tại toà nhà Nurimaru APEC.
Các nước thành viên của FEALAC bao gồm 16 quốc gia Đông Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với 20 quốc gia Mỹ Latinh, bao gồm Cuba, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Peru và Ecuador.
Trong diễn đàn năm nay, Ngoại trưởng nước chủ nhà Kang Kyung-wha sẽ đồng chủ trì cuộc họp của các Ngoại trưởng cùng với người đồng cấp Guatemala - ông Carlos Raul Morales.
Trong phiên kết luận của diễn đàn này, các nước thành viên có thể sẽ tuyên bố khởi động một quỹ chung để tài trợ cho FEALAC tốt hơn và đưa ra một thông điệp gây áp lực đối với mối đe dọa an ninh của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Kang cho rằng, FEALAC mang ý nghĩa rất lớn khi đây là cơ hội đầu tiên chính quyền mới của Hàn Quốc tổ chức một sự kiện ngoại giao đa phương, đồng thời "sự kiện này cũng là cơ hội để tăng cường tình hữu nghị song phương với các nước tham gia".
Tố Quyên (Lược dịch từ Yonhap)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ (17/04)
- Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEAN (17/04)
- Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thế (17/04)
- Tổng thống Biden đề cử ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam (16/04)
- Brexit ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London nghiêm trọng hơn dự kiến (16/04)
- Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca (16/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ