Thế giới

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại Campuchia

ClockThứ Tư, 14/09/2022 16:46
Chương trình nghị sự của AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra từ 11-18/9, tập trung vào tăng trưởng trong khu vực, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và trao đổi thương mại với các nước.

AEM 53: Sáng kiến "trung hòa carbon" cho ASEAN được đánh giá caoASEAN 2020: Chủ động thích ứng, kết nối trong hoạt động của AEM 52ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khốiHiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ sớm được ký kếtQuan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Hội nghị AEM-54. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 14/9, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại khách sạn Sokha Siem Reap (tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia) với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại các nước ASEAN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã ôn lại chặng đường Campuchia hội nhập cùng các quốc gia và đối tác trong khu vực và thế giới trong xây dựng cộng đồng chung, nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN theo kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2025 và tăng cường đối thoại với các đối tác ngoại khối; đồng thời, điểm lại những nỗ lực và thành tựu của ASEAN trong hành trình 30 năm hội nhập kinh tế khu vực, kể từ thời điểm thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 đến nay, những đóng góp quan trọng trong việc củng cố và phát triển ASEAN trên mọi lĩnh vực, đưa ASEAN trở thành khu vực có quy mô kinh tế lớn thứ 3 của châu Á và thứ 6 của thế giới.

Điểm lại những khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh những nỗ lực và ưu tiên của nước chủ nhà ASEAN 2022 nhằm đảm bảo tính hiệu quả của ASEAN trong ứng phó với các thách thức và rủi ro liên quan, đặc biệt là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng bộ.

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển, ASEAN cần lưu ý nhiều hơn đến hệ thống thương mại trên cơ sở luật lệ, nguyên tắc toàn cầu hóa, cơ chế đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, vấn đề chống bảo hộ và nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, việc kết nối hậu cần, xây dựng kinh tế số, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững và an ninh lương thực…

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhắc lại ý tưởng đề xuất thành lập Thỏa thuận xanh ASEAN mà ông đã đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan diễn ra hồi đầu tháng trước tại Phnom Penh, trong bối cảnh thế giới và ASEAN đang đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu và yêu cầu hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững 2030 của khối này.

Ông bày tỏ tin tưởng thỏa thuận này sẽ giúp khu vực ASEAN từng bước hướng tới tương lai bền vững, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thích ứng tốt và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ Trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu tại Hội nghị AEM-54. (Ảnh: TTXVn phát)

Chương trình nghị sự của Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 11-18/9, tập trung vào tăng trưởng trong khu vực, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và trao đổi thương mại với các nền kinh tế hàng đầu.

Trong những ngày tới, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ tiến hành hàng loạt phiên thảo luận với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Canada và Nga, cùng các đối tác trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan, hội nghị các quan chức thương mại cấp cao ASEAN đã diễn ra từ ngày 11-13/9.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch quốc tế đang trên đà trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Đây cũng là giai đoạn Thừa Thiên Huế cần thực hiện nhiều chiến lược để phục hồi mạnh mẽ thị trường khách quốc tế.

Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi
Return to top