Thế giới

Khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5: Ba chia sẻ từ Việt Nam

ClockThứ Tư, 08/09/2021 10:11
Nhân dịp khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 vào ngày 7-9 tại thủ đô Vienna (Cộng hòa Áo), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có thông điệp gửi tới hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp xúc song phương tại CubaViệt Nam chủ động, tích cực đóng góp nhằm bảo đảm an ninh biển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 - Ảnh: TTXVN

Thông điệp cho biết cùng với nhiều cơ hội mới mở ra, thế giới hiện nay đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng về các cuộc xung đột kéo dài, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, nhất là sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch COVID-19... 

Đó là những thách thức mà không một quốc gia hay riêng một cường quốc nào có thể giải quyết, mà phải là sự hợp tác đa phương, chung tay của các quốc gia. Những người dân mà chúng ta là đại diện đang thúc giục chúng ta vượt qua các khác biệt, chung tay hành động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu: "Chúng tôi đánh giá cao vai trò quan trọng của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) trong việc kêu gọi các nghị viện trên toàn thế giới tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế".

Là chủ tịch Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA-41) năm 2020 và tại Đại hội đồng AIPA-42, Quốc hội Việt Nam đã cùng các thành viên AIPA đoàn kết, ủng hộ chính phủ các nước ASEAN tập trung kiểm soát dịch COVID-19 với nhiều biện pháp thiết thực vì người dân, doanh nghiệp. 

Quốc hội Việt Nam vừa ban hành nghị quyết đặc biệt để Chính phủ chủ động kiểm soát dịch COVID-19.

Từ thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có một số chia sẻ:

Thứ nhất, người dân phải là trung tâm cho mọi nỗ lực và chính sách quốc gia. Hòa bình và phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản các điều kiện sống an toàn và hạnh phúc, ấm no.

Thứ hai, thực hiện công bằng vắc xin cho mọi người; củng cố hệ thống y tế tự cường; hợp tác sản xuất vắc xin; chuyển đổi số quốc gia phải gắn với nâng cao kỹ năng số cho người lao động; tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ; mở cửa cho việc đi lại qua biên giới nhưng bảo đảm an toàn y tế.

Thứ ba, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương hiệu quả là cơ sở cho kết nối hài hòa giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu với thực tiễn của khu vực và quốc gia vì hòa bình, phát triển bền vững.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Xung đột Israel-Hamas: Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza diễn ra từ tháng 10/2023 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cộng đồng người Việt, đồng thời khiến công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel gặp rất nhiều thách thức và khó khăn.

Xung đột Israel-Hamas Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt
Return to top