ClockThứ Ba, 22/11/2022 15:19

Khai thác phân khúc “chất lượng thấp”

TTH - Bộ Công thương cho biết, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo.

Đề xuất sửa đổi Nghị định107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạoXuất khẩu gạo của cả nước có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

Việc nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Ảnh: tuoitre.vn

Một đất nước xuất khẩu gạo nhiều như Việt Nam mà vẫn phải nhập khẩu gạo. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên về thông tin này. Tuy nhiên, theo người viết, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Đơn giản là vì, gạo cũng là một mặt hàng bình thường, có xuất, có nhập như nhiều mặt hàng khác (nếu có khác là những thỏa thuận về hạn ngạch). Nhìn chung đây là sự điều tiết của thị trường. Chúng ta xuất và xuất được là những mặt hàng thế giới cần. Và chúng ta nhập chính là những mặt hàng thị trường trong nước cần. Trái cây của chúng ta xuất sang thị trường Trung Quốc rất lớn, nhưng ngược lại cũng nhập nhiều loại trái cây từ thị trường này. Tương tự là những thị trường khác.

Nếu có điều gì đáng ngạc nhiên chính là, từ một thủ phủ lúa gạo, là Việt Nam chúng ta với nhiều chủng loại và chất lượng, ngay như gạo ngon nhất nhì thế giới chúng ta vẫn có, nhưng vẫn “có cửa” để hàng ngoại cạnh tranh. Điều băn khoăn chính là ở chỗ này, chúng ta chưa tận dụng tốt thị trường trong nước.

Thì ra, chủng loại gạo chúng ta nhập khẩu chủ yếu là “để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…” (theo Bộ Công thương), tức là chủng loại gạo chất lượng thấp. Với mặt hàng lúa gạo, đã thỏa nhu cầu tiêu dùng trong nước, lại còn thừa một lượng lớn để xuất khẩu, thế mà chất lượng gạo thấp cấp để đáp ứng thị trường trong nước để “làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…” thì lại thiếu? Nhưng thật sự có phải như vậy?

Chúng ta “dàn trận” lúa gạo trong nước như “mắc cửi” mà vẫn để “lọt lưới” thì có mấy khả năng xảy ra. Một là chủng loại và thứ hạng gạo mà nước ngoài cạnh tranh được trong ngay thị trường chúng ta, mà cụ thể ở đây là gạo chất lượng thấp, có vẻ như chúng ta tiên đoán được nhu cầu thị trường. Hai là chúng ta có đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước về chủng loại này, nhưng vì cách thức tổ chức bán hàng của chúng ta không tốt.

Với một nền canh tác nông nghiệp như chúng ta hiện nay, cạnh tranh yếu với những sản phẩm gạo chất lượng cao tưởng mới khó, chứ nay cạnh tranh với gạo chất lượng thấp cũng khó thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Điều này thật sự là một băn khoăn trong cách thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành lúa gạo của chúng ta.

Bộ Công thương đang dự thảo sửa nghị định để quản lý và điều tiết việc xuất, nhập khẩu gạo, làm sao cho việc quản lý tốt hơn lên đó là việc của bộ. Nhưng qua việc này nó cũng cho chúng ta thấy một cơ hội – sản phẩm gạo để cung ứng cho thị trường làm “bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…”  là một thị trường còn rất lớn và nhiều tiềm năng. Trong khi chúng ta xuất khẩu chừng 6 triệu tấn nhưng nhập khẩu gần 1 triệu tấn, tức là tỷ lệ chiếm đến mười mấy phần trăm. Quả là một thị trường đầy tiềm năng. Rất cần mổ xẻ cặn kẽ nguyên nhân để tìm ra cách thức cạnh tranh ở phân khúc này.

Nhân đây xin kể một câu chuyện liên quan đến sản xuất lúa gạo. Tôi có quen thân một anh nông dân ở xã Hương Toàn (Hương Trà). Anh vẫn sản xuất lúa khang dân, giống lúa này cho năng suất cao nhưng chất lượng thì không cao mấy. Hỏi sao anh không sản xuất các loại lúa có chất lượng cao hơn để bán được giá cao hơn. Anh bảo, làm loại này bán nhanh, tuy giá thấp hơn nhưng năng suất cao, bù qua bù lại cũng như nhau. Anh cho biết thêm, người đi buôn chuộng mua là vì để bán cho người làm bún, bánh ngay trong xã, làng bún Hương Cần. Như thế, xem ra anh nông dân vừa kể cũng biết nắm bắt thị trường.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ sáng 9/4 tại buổi làm việc với các cơ quan, địa phương về việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU ngày 11/12/2023 xây dựng lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng
Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề

Bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Huế như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, sinh thái... thì du lịch làng nghề đã và đang trở thành hướng đi triển vọng và thu hút khách.

Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe

Sau quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, Thừa Thiên Huế sẽ đưa vào khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe một cách bài bản để thu hút khách trong và ngoài nước.

Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe
Return to top