ClockThứ Hai, 15/03/2021 20:20

Khai trương không gian Tàng Thư Lâu

TTH.VN - Sau thời gian trùng tu, phục hồi, di tích lịch sử văn hóa độc đáo Tàng Thư Lâu (344 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế) vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương, đưa vào sử dụng vào chiều 15/3.

Tái hiện Lễ Ban Sóc triều NguyễnTôn tạo, khai thác giá trị lăng Trường Thái, di tích Hổ Quyền – Voi RéMở cửa Lục Bộ đón khách

Không gian Tàng Thư Lâu thu hút khá nhiều bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu

Đến dự lễ khai trương có các ông: Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tàng Thư Lâu được xây dựng năm Minh Mạng thứ 6 (tức 1825) tại vườn Doanh Phong trong Kinh thành, tồn tại 120 năm (1825-1945), là một kiểu kiến trúc khác biệt so với hàng trăm công trình kiến trúc gỗ thời bấy giờ.

Để tránh sự lây lan của hỏa hoạn, cũng như để bảo vệ tư liệu gốc của quốc gia, công trình được thiết kế xây dựng trên đảo giữa hồ, gồm 2 tầng, tầng trên 7 gian 2 chái, tầng dưới 11 gian, xung quanh đều được xây lan can, 4 bên lầu xây hồ vuông gọi là Hồ Học Hải.

Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, nhằm bảo tồn và phát huy một di tích lịch sử văn hóa độc đáo, từ đầu những năm 2000, sau khi công trình được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trung tâm đã xúc tiến việc nghiên cứu, phục hồi di tích Tàng Thư Lâu với mục tiêu đưa nơi này thành một trung tâm lưu trữ tư liệu tầm cỡ quốc gia và khu vực, trả lại đúng giá trị và vai trò của nó như đã từng hiện diện trong lịch sử. Năm 2014, dự án trùng tu, phục hồi công trình này được khởi công và đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu nguồn thư tịch triều Nguyễn, gồm hàng nghìn tư liệu về châu bản, địa bạ, hình ảnh… Dù chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng đồ sộ tư liệu quý giá của triều Nguyễn nhưng cũng giúp khách tham quan có những hình dung ban đầu về giá trị của nguồn tư liệu quý báu đã từng được lưu trữ nơi đây.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng

Sáng 26/3, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, TP. Huế tiếp tục chỉnh trang các công viên (CV), điểm xanh khu vực hai bờ sông Hương nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị, tạo thêm nhiều điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, dạo bộ dành cho người dân và du khách.

Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top