Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Khẩn cấp ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa có công văn khẩn gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV.
Vắc xin bại liệt giảm độc lực sẽ được thay thế bằng vắc xin bại liệt bất hoạt
Công văn do Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Đỗ Văn Đông kí, yêu cầu các cơ quan trên khẩn trương ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV, (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1,2 và 3.
Theo đó, Bộ Y tế quyết định sẽ ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV (vắc xin bại liệt uống, loại sống giảm độc lực) từ ngày 1/5. Vắc xin OPV sẽ được thay thế bằng vắc xin bại liệt uống bOPV (chỉ chứa 2 tuýp vi rút bại liệt 1 và 3) vắc và xin IPV ( vắc xin bại liệt tiêm, loại bất hoạt, chứa tuýp vi rút bại liệt 2).
Vì thế, Việt Nam sẽ ngừng sản xuất, phân phối sử dụng vắc xin bại liệt OPV (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) do Polyvac sản xuất. Bộ Y tế đã yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổ chức thu hồi triệt để toàn bộ số vắc xin nêu tại tất cả các cơ sở tiêm phòng trên toàn hệ thống, đồng thời phối hợp với nhà sản xuất đề xuất phương án tiêu hủy.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hai vắc xin thay thế sẽ tăng tính an toàn, hiệu quả hơn cho phòng bệnh bại liệt.
Dù về tác dụng phòng bệnh, cả vắc xin bại liệt bất hoạt đường tiêm với vắc xin bại liệt đường uống giảm độc lực đều tương đương. Tuy nhiên về lâu dài để duy trì được thành quả thanh toán bệnh bại liệt thì việc chuyển sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm là cần thiết. Bởi khi sử dụng vắc xin bại liệt đường uống, đây là vắc xin giảm độc lực và khi thải loại ống đựng vắc xin, vi rút sống giảm độc lực còn lại trong vỏ lọ có thể ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định độc lực quay trở lại có thể gây bệnh và chúng ta vẫn phải duy trì tiêm để phòng nguy cơ này. Trong khi đó, nếu dùng vắc xin bại liệt đường tiêm thì sau vài năm thì có thể dừng vắc xin bại liệt vì môi trường sạch.
Trên thế giới, chiến lược thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu cũng khuyến cáo các nước chuyển dần từ vắc xin bại liệt đường uống sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm. Vắc xin đường uống được sử dụng khi bệnh dịch đang lưu hành có tác dụng rất hiệu quả, tạo miễn dịch cao, cắt đứt đường lây nhiễm. Đến khi ca bệnh giảm ổn định thì để tiến tới thanh toán bệnh toàn cầu thì chuyển sang dạng tiêm.
Theo Dân trí
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch (27/06)
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết (27/06)
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong (27/06)
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc (26/06)
- Không lơ là với biến thể COVID-19! (26/06)
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng (25/06)
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19 (25/06)
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0 (24/06)
-
Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
-
Hương Thủy: 15 năm liên tục vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện
- Họp trực tuyến toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc