ClockThứ Bảy, 10/03/2018 06:00

Khan hiếm nguồn tôm giống tại chỗ

TTH - Là yếu tố quyết định thành công trong mỗi vụ nuôi, song nguồn tôm giống tại chỗ chỉ đáp ứng chừng 10% diện tích nuôi, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác.

Thả 40 ngàn con tôm sú và 3.000 con cua giống trên phá Tam GiangThêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam GiangLo chuyện tôm giống

Người dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền) chăm sóc tôm

50% vụ nuôi bị dịch bệnh do giống

Bước vào mùa vụ nuôi tôm, ông Nguyễn Phước ở xã Phú Thuận (Phú Vang) lại tất tả đến các cơ sở sản xuất tôm giống ở các tỉnh phía Nam mua giống. Dù khá nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm chân trắng, nhưng ông Phước vẫn còn lúng túng trong việc “nhận dạng”, chọn giống đảm bảo chất lượng.

“Sau khi chọn được giống, các cơ sở giống xuất trình các thủ tục kiểm dịch, điều kiện đảm bảo an toàn thì mình chỉ biết vậy thôi, chứ làm sao biết được con tôm có tiềm ẩn các loại dịch bệnh. Thường sau khi thả giống một tuần đến mười ngày, nếu không xảy ra dịch bệnh mới có thể xác định được tôm chất lượng. Còn nếu tôm bị dịch bệnh, có dấu hiệu chậm sinh trưởng, hoặc chết hàng loạt không phải do yếu tố về thời tiết, môi trường thì chắc chắn do chất lượng không đảm bảo”, ông Phước phân tích.

Trại giống thủy sản Vân Nam quy mô nhỏ

Việc mua tôm giống ở các tỉnh khác trải qua quá trình vận chuyển, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm giống. Các chủ hộ nuôi tôm đều biết rõ quy định trước khi thả tôm giống phải qua khâu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng từ cơ quan thú y. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều “lách” qua khâu này vì lo ngại tôm bị chết, hoặc yếu sức do vận chuyển đường xa.

Ông Võ Kháng ở xã Phong Hải (Phong Điền) thú nhận: “Vận chuyển đường xa, mất nhiều thời gian nên thường mua tôm giống về phải thả ngay, không báo với chính quyền địa phương, không qua kiểm dịch. Nếu không nhanh chóng thả giống sẽ có nguy cơ thiếu ô xi, chết, hoặc tôm bị yếu sức không đảm bảo đề kháng dẫn đến nguy cơ dịch bệnh, chậm phát triển”.

Theo Thạc sĩ Trần Quốc Sửa, Trưởng phòng Dịch tễ- Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh, thiếu nguồn giống tại chỗ là thiệt thòi lớn đối với người nuôi tôm. Khâu vận chuyển đường xa không chỉ tăng chi phí mua giống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng. Phần lớn các hộ nuôi đều không qua khâu kiểm dịch con giống là nguyên nhân khiến tôm giống vừa thả nuôi bị dịch bệnh, chết hàng loạt. Giống được kiểm dịch mới phát hiện các dấu hiệu, tiềm ẩn các loại dịch bệnh để có biện pháp xử lý trước khi thả nuôi. Qua kiểm tra các vụ nuôi gần đây, ngoài yếu tố môi trường, thời tiết, kỹ thuật có đến 50% vụ nuôi bị dịch bệnh là do tôm giống kém chất lượng, tiềm ẩn các loại dịch bệnh.

Quy mô nhỏ lẻ 

Ông Lê Đức Tấn, cán bộ kỹ thuật Trại giống Thủy sản Vân Nam (thị trấn Thuận An) cho biết, trại giống được thành lập cách đây hơn 5 năm do ông Hồ Ngọc Vân ở Bình Định làm chủ. Mặc dù đã có “bề dày” trong sản xuất, ương dưỡng con giống nhưng đến nay quy mô của cơ sở vẫn còn quá nhỏ. Thiếu quy hoạch, thiếu mặt bằng là vấn đề trở ngại đối với đơn vị này trong việc mở rộng quy mô sản xuất giống. Chỉ cần được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp mặt bằng, đơn vị sẽ mở rộng quy mô sản xuất.

Với khoảng 500 ha nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển và hàng ngàn ha nuôi chuyên canh tôm sú, nuôi xen ghép, mỗi năm toàn tỉnh cần khoảng 2 tỷ con giống. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở ương nuôi giống quy mô khoảng 50 triệu con tôm chân trắng, 100 triệu con tôm sú, 30 triệu con tôm đất, đáp ứng một lượng rất nhỏ so với nhu cầu, diện tích nuôi toàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chi cục Thủy sản tỉnh đánh giá, ngoài sự đầu tư thiếu đồng bộ, yếu tố môi trường, thời tiết trên địa bàn tỉnh không thuận lợi ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản hiện có chỉ mang tính thời vụ, quy mô nhỏ lẻ, hạ tầng kỹ thuật còn yếu. Quá trình sản xuất còn thiếu sự gắn kết giữa các nhà quản lý, nhà sản xuất và người nuôi.

Cơ hội từ Nghị định 17

Ngày 2/2/2018, Nghị định 17 bổ sung, sửa đổi Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định ngân sách Trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng đầu mối vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung. Cụ thể, đầu tư hệ thống cấp thoát nước (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các trung tâm giống thủy sản quốc gia; trung tâm giống thủy sản cấp vùng; trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản… Đây chính là điều kiện để tỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng các trung tâm, cơ sở giống tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương triển khai quy hoạch, phương án xây dựng các cơ sở sản xuất giống thí điểm. Trên cơ sở đó sẽ tham mưu Sở NN&PTNT, UBND tỉnh phương án đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm sản xuất giống có quy mô phù hợp.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Ngân hàng đối mặt với sự “khan hiếm” của dòng vốn rẻ

Với lãi suất gần như bằng 0, tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn (CASA) luôn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, giúp ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngân hàng đối mặt với sự “khan hiếm” của dòng vốn rẻ
Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững

Không còn là những vụ nuôi khấp khởi thu hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng như trước, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá giờ đây đối mặt với dịch bệnh triền miên. Nguyên nhân ban đầu được xác định đến từ vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp và thoát.

Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững
Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

TIN MỚI

Return to top