Thế giới

Khẩn trương đánh giá hiệu quả thuốc, vắc xin với biến thể Omicron

ClockThứ Bảy, 27/11/2021 15:00
Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-11, hai công ty Pfizer-BioNTech cho biết họ hy vọng sẽ có nhiều dữ liệu hơn liên quan đến biến thể Omicron - mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm đáng quan ngại, để xác định liệu vắc xin của công ty có hiệu quả với biến thể này hay không.

Campuchia - quốc gia mở cửa trở lại sớm của ASEANẤn Độ quyết định mở cửa biên giới cho du khách đến từ 99 quốc giaAnh: Nhiều y bác sĩ cảnh báo về một cuộc khủng hoảng y tế mới vì COVID-19Bong bóng du lịch Mekong có thể giúp khu vực mở cửa trở lạiSau một năm, Hiệp định EVFTA đang từng bước phát huy hiệu quả

Các công ty đua với thời gian để đánh giá hiệu quả của thuốc, vắc xin trước biến thể Omicron - Ảnh: AFP

Thông báo của BioNTech nêu: "Chúng tôi đã bắt đầu tìm hiểu về biến thể B.1.1.529 ngay lập tức. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm dữ liệu từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm muộn nhất trong 2 tuần nữa. Những dữ liệu này sẽ cung cấp thêm thông tin về việc liệu biến thể Omicron có khả năng "trốn vaccine" không".

"Trốn vaccine" là khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch trúng đích do vaccine tạo ra. Nếu biến thể Omicron có thể trốn vaccine thì cần điều chỉnh vaccine để đón đầu tình huống nó lan rộng ra toàn cầu.

Pfizer-BioNTech cho biết họ có thể thiết kế lại vaccine hiện có trong vòng 6 tuần và giao các lô đầu tiên trong 100 ngày.

Trước đây, Pfizer-BioNTech cũng đã cải tiến vaccine công nghệ mRNA dựa trên chủng virus lần đầu phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc để chúng hiệu quả hơn với biến thể Alpha và Delta.

Công ty Johnson & Johnson cho biết đang theo dõi sát biến thể Omicron và kiểm tra hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 của công ty với biến thể này.

Hãng Moderna cũng cho biết đang nỗ lực cải thiện mũi vắc xin tăng cường tập trung vào biến thể Omicron mới. Liều tăng cường này đang thử nghiệm với liều cao hơn so với liều tăng cường hiện nay. Công ty cũng nghiên cứu nhiều liều vaccine COVID-19 tăng cường khác với khả năng bảo vệ trước nhiều biến thể.

Ngày 26-11, Công ty AstraZeneca nói đang kiểm tra tác động của biến thể Omicron với vaccine và hỗn hợp kháng thể đơn dòng do công ty này phát triển.

AstraZeneca cho biết họ hy vọng hỗn hợp kháng thể đơn dòng này sẽ vẫn hiệu quả với biến thể Omicron.

Thông báo của AstraZeneca cho biết: "Giống như với bất cứ biến thể nào mới xuất hiện, chúng tôi đang nghiên cứu về Omicron để hiểu về tác động của nó lên vaccine".

Cụ thể, nghiên của AstraZeneca đang tiến hành ở Botswana và Eswatini và các dữ liệu về hiệu quả của vacccine với biến thể là từ thực tế.

Ngoài vaccine, AstraZeneca có hỗn hợp kháng thể đơn dòng có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị COVID-19. Công ty cũng lạc quan là hỗn hợp điều trị này có thể vẫn giữ được hiệu quả với biến thể Omicron.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Đưa Viện Công nghệ sinh học phát triển xứng tầm

Việc thành lập Viện Công nghệ sinh học (CNSH) quốc gia miền Trung sẽ góp phần nâng cao vị thế, phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của Đại học (ĐH) Huế và phát triển Thừa Thiên Huế thành một trung tâm khoa học lớn của cả nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước.

Đưa Viện Công nghệ sinh học phát triển xứng tầm
Return to top