ClockThứ Bảy, 19/05/2018 11:21

Khẳng định những đóng góp của khoa học và công nghệ

TTH - Đó là nội dung được nhấn mạnh tại hội thảo “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, do Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức sáng 18/5, nhân ngày KH&CN (18/5).

Chức năng, cơ cấu tổ chức Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạoTrường ĐH Y Dược tổng kết hoạt động Khoa học – Công nghệ giai đoạn 2012 - 2017Khen thưởng 14 giảng viên, sinh viên có thành tích nghiên cứu khoa họcMột sinh viên đạt Giải thưởng Honda dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ38 báo cáo tham gia hội nghị khoa học sau đại học Trường ĐH Y Dược

Tại hội thảo, 19 đại diện tiêu biểu của Thừa Thiên Huế được trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” vì đã có những đóng góp tích cực cho ngành KH&CN tỉnh nhà.

Những gương mặt tiêu biểu được nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ"

 Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Theo PGS. TS Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN, kể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy, mặc dù ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nhưng tỷ lệ chi ngân sách của tỉnh cho KH&CN mỗi năm một tăng và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các huyện, thị xã và TP. Huế cũng bắt đầu có những đầu tư từ ngân sách địa phương để tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về KH&CN cơ bản hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN đi vào nề nếp, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Khẳng định KH&CN đã và đang là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, TS. Phùng Văn Vinh, Phó Trưởng ban Thưởng trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: KH&CN đang dần trở thành động lực trực tiếp và mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Ông phân tích: Các đề tài nghiên cứu khoa học tronh lĩnh vực xã hội nhân văn đã giải quyết được một số vấn đề luận cứ khoa học cho các dự án KH&CN về phát triển kinh tế vùng và đề xuất được các giải pháp hữu ích. Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng trong nông nghiệp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và quan trọng hơn, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật mới để thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp.

Bà Nguyễn Thị Dung, Quyền Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Huế cũng minh họa cụ thể về việc KH&CN đã tác động đến tập quán trồng trọt của người dân như thế nào. Riêng đối với loại cây đặc sản bưởi và thanh trà, từ năm 2002 đến nay, trung tâm triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Mỗi dự án, đề tài được thực hiện, trung tâm kết hợp cung cấp kiến thức cho người dân về cách thức chọn giống tốt, quy trình bón phân hợp lý và biện pháp phòng trừ bệnh cho cây có hiệu quả. Nhờ đó, năng suất và hiệu quả kinh tế của loại nông sản này tăng qua từng năm. Đến nay, hiệu quả kinh tế áp dụng theo những mô hình mà Trung tâm triển khai cho người nông dân có thể đạt giá trị 150-200 triệu đồng/ha.

Tăng cường liên kết

Tại hội thảo, một số đại biểu cho rằng, còn nhiều hạn chế và khó khăn để những thành tựu KH&CN có thể phục vụ tốt hơn nữa các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo bà Nguyễn Thị Dung, đó là không ít đề tài, mô hình mới chỉ dừng lại mức độ xây dựng mô hình, hoặc nội dung đơn điệu, mới chỉ tập trung vào khâu giống, kỹ thuật canh tác mà chưa nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu KH&CN được ứng dụng vào mọi khâu của sản xuất nông nghiệp, từ canh tác, thu hoạch, chế biến đến quản lý. Mặt khác, trong các khâu đó cũng rất cần sự liên kết của cả 5 nhà, gồm: nhà quản lý – nhà đầu tư – nhà nông – nhà khoa khọc và nhà băng (ngân hàng).

Bàn về kết quả của dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Trần Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, sự phối hợp của các ngành và các cấp nhằm lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dựa án có liên quan đến năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, chưa có sự hỗ trợ về nguồn vốn trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo nhà xưởng, kho bãi. Khó khăn đó đã hạn chế khả năng triển khai và áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý năng lượng.

Ông Trần Quốc Thắng đề xuất tiếp tục hỗ trợ đào tạo chuyên gia của doanh nghiệp về xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng phù hợp; đồng thời, gắn kết chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với các chương trình cùng triển khai, như: hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ, khuyến nông, khuyến công…để hỗ trợ một cách tích cực, thiết thực các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn

TIN MỚI

Return to top