ClockThứ Sáu, 03/07/2015 10:41

Kháng sâu bệnh, chất lượng cao

TTH - Tiếp chúng tôi là các bác nông dân trồng dưa hấu lâu năm tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc). Họ vui vẻ kể về chặng đường đã trải qua để có được thương hiệu dưa hấu.

Triển vọng từ giống mới

Trước đây, cũng như bao hộ trồng dưa hấu ở xã Vinh Mỹ, gia đình ông Mai Thuần chỉ sử dụng giống dưa hấu Hắc mỹ nhân. Mặc dù năng suất khá cao, song chất lượng dưa lại không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Năm 2009, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Phú Lộc đã tiến hành thí điểm giống dưa hấu An Tiêm 109 tại Khu 3. Dưa hấu An Tiêm 109 là giống dưa lai F1 với nhiều đặc điểm vượt trội, kháng được nhiều loại sâu bệnh. Khâu vận chuyển và bảo quản dưa cũng dễ dàng hơn vì vỏ dưa rất dày. Dưa hấu An Tiêm 109 ít hạt, độ ngọt cao. Màu ruột dưa cũng rất bắt mắt, vỏ có đường sọc rõ và đẹp nên rất được ưa chuộng.
Nông dân vui với dưa hấu An Tiêm 109
Sau thời gian thí điểm, nhận thấy sự phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng cũng như hiệu quả kinh tế mà giống cây này mang lại, Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc triển khai nhân giống và cung ứng giống cho nông dân. Diện tích trồng dưa hấu An Tiêm 109 cũng không ngừng tăng lên, trong những năm từ năm 2012 đến 2015, chỉ riêng xã Vinh Mỹ đã có thêm 35 ha.
Nhắc đến dưa hấu An Tiêm 109, những người nông dân ở đây trở nên hào hứng. “Từ khi có giống dưa hấu An Tiêm 109, hầu như tất cả bà con đều chuyển sang trồng loại dưa này. Nhà tôi trồng lúa, một sào chỉ thu 1,5 triệu đồng. Nhưng cũng với một sào ấy, tôi thu xấp xỉ cả 4 triệu đồng từ trồng dưa hấu An Tiêm 109”, ông Ngô Trừng, một nông dân vui vẻ kể.
“Chúng tôi hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu chăm sóc dưa hấu bằng phân vô cơ và các loại phân vi sinh nên người tiêu dùng rất tin tưởng. Nhưng nhiều tư thương, do hám lợi nên họ đã đưa dưa hấu ở nơi khác và mạo danh là dưa Vinh Mỹ”, ông Mai Thuần tâm sự.
 
Thương hiệu cho sản phẩm
Năm 2014, dưa hấu Vinh Lộc được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ chứng nhận. Đây là thương hiệu chung dành cho dưa hấu An Tiêm 109 được trồng ở 3 xã Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hiền. Nhãn hiệu ghi rõ “Đặc sản dưa hấu, Khu III – Phú Lộc – Thừa Thiên Huế”. Nhìn những nụ cười rạng rỡ, chúng tôi cảm nhận rõ sự tự hào của nông dân nơi đây khi dưa hấu An Tiêm 109 của họ đã có chỗ đứng.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Mỹ cho biết, ngoài việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật và liên kết với ngân hàng cho bà con nông dân vay vốn sản xuất, chúng tôi còn hợp tác với Công ty Giống cây trồng miền Nam để cung cấp hạt giống chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất đến với bà con. “Trong sáu tháng của năm nay, chúng tôi đã ấn hành 10.000 tem thương hiệu cho dưa hấu. Diện tích dưa hấu ở khu 3 hiện nay lên đến 150 ha và thời gian đến, chúng tôi sẽ cùng bà con nông dân tiếp tục nhân rộng diện tích và phát triển thương hiệu dưa hấu Vinh Lộc” ông Hoàng chia sẻ.
Từ khi được đăng ký thương hiệu dưa hấu, bà con nông dân ở ba xã Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hiền rất chú trọng quảng bá sản phẩm. Mặc dù vẫn có sự cạnh tranh từ các loại dưa khác, song dưa hấu Vinh Lộc vẫn ổn định với giá bán 4.000 đồng/kg. Ngoài nâng cao thu nhập cho nông đân, việc một thương hiệu dưa hấu đầu tiên tại Huế được công nhận cũng đã góp phần làm phong phú thêm cho đặc sản vùng đất Cố đô. 
Mai Thị Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top