ClockThứ Năm, 19/11/2020 06:45

Khát vọng giữa bão dông

TTH - Không khó hình dung về bức tranh ảm đạm trong năm 2020 của các doanh nghiệp (DN) do “thảm họa kép” dịch bệnh, thiên tai. Nhưng dẫu bất ổn, khốn khó ngọn lửa khởi nghiệp vẫn chưa bao giờ tắt.

Hiểu để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quảMột thí sinh của tỉnh tham dự vòng bán kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” toàn quốc

Trải nghiệm tại Lotus Homestay

Những mục tiêu dang dở…

Từng được xem là mô hình đầy tiềm năng, nhưng ý tưởng xây dựng mạng lưới cung ứng và bán hàng nông sản đặc trưng vùng, miền của nhóm bạn trẻ có cái tên – Chiến binh nông sản - bây giờ gặp quá nhiều thách thức. Mô hình khởi nghiệp này lấy mục tạo việc làm cho nhiều lao động, đưa sản phẩm nông sản đặc trưng, an toàn của mỗi vùng đất đến tay người tiêu dùng.

Cửa hàng khởi nghiệp đầu tiên của Chiến binh nông sản mọc năm 2018 với hàng chục mặt hàng đặc sản của các tỉnh, thành trong cả nước. Ý tưởng khởi nghiệp này muốn hướng đến chuỗi cửa hàng trên nhiều tỉnh thành, đồng thời kết nối khâu bán hàng, tăng lượng sản phẩm đặc biệt của các loại nông sản, hàng hóa Việt Nam nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nhưng thiên tai khiến ý tưởng sau hơn 1 năm đi vào thực tế vẫn còn dở dang.

“Mô hình khởi nghiệp của chúng tôi xoay quanh các mặt hàng nông sản, đặc sản ở các địa phương trong cả nước. Dịch bệnh khiến sự lưu thông hàng hóa lẫn sức tiêu thụ giảm hẳn. Khi dịch bệnh tạm lắng, thiên tai ập đến, lũ lụt hoành hành khiến nguyên liệu đầu vào khan hiếm. Mô hình bây giờ chỉ có đường duy trì chứ không thể phát triển”, Đinh Long Bình, đại diện Chiến binh nông sản nói.

Thực tế, dịch bệnh làm nhiều DN khởi nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc phá sản bởi hụt nguồn thu. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, sự non nớt trong quá trình ứng phó với biến cố khiến DN khởi nghiệp gặp khó.

Doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực du lịch đang gặp nhiều khó khăn (ảnh minh họa)

“Chuỗi homestay trải nghiệm các làng nghề và gia đình truyền thống Huế” (Lotus Homestay), một dự án khởi nghiệp đã gọi vốn được hàng trăm triệu đồng trước khi triển khai tại Huế. Mô hình này được giới chuyên môn đánh giá khá cao với mục tiêu giới thiệu hình ảnh Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Trên đất Huế, đây là ý tưởng khởi nghiệp “có tiếng”, song chị Dương Thị Thúy Hằng, chủ dự án Hue Lotus Homestay thừa nhận đang thiếu nhiều thứ để dự án vươn xa.

“Nguồn vốn để duy trì đội ngũ nhân viên hiện thu hẹp lại rất nhiều. Các lao động vẫn chưa có việc làm ổn định, chỉ dừng ở trạng thái cộng tác viên. Doanh thu bị mất khoảng 70%. Thời điểm này, cạnh tranh nguồn khách khốc liệt hơn trước rất nhiều. Bão lũ làm hư hại cơ sở, ẩm mốc trang thiết bị. Ý tưởng khởi nghiệp của tôi mới hiện thực hóa  được 70 %, cụ thể là chạy được mô hình đầu tiên trong kế hoạch chứ chưa tạo ra chuỗi, mở rộng quy mô”, chị Hằng bày tỏ.

Tồn tại trước khi tạo ra sự khác biệt

Nếu dịch bệnh hay thiên tai không xảy đến thì khó khăn muôn thuở của DN khởi nghiệp là nguồn vốn và sự quản trị còn non kém. Bây giờ, hoàn cảnh ngày càng khắc nghiệt khiến họ phải chọn sự tồn tại trước khi vươn xa.

Chủ nhiệm CLB khởi nghiệp Huế Nguyễn Văn Thanh Bình cho biết, nhiều DN khởi nghiệp ngưng hoạt động, bán cổ phần hoặc chuyển ngành nghề kinh doanh bởi chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh.

“Để ứng phó đợt dịch đầu tiên, DN khởi nghiệp dùng vốn sẵn có, gọi được từ nhà đầu tư; đợt dịch thứ hai họ phải dùng đến số tiền tiết kiệm để duy trì. Bây giờ sau thiên tai, muốn duy trì phải vay mượn từ nhiều nguồn. Điều đó khiến nhiều DN không còn cách nào khác là ngưng hoạt động”, Nguyễn Văn Thanh Bình thông tin.

Cố gắng duy trì sau đó tìm hướng đi đang là cách nhiều DN áp dụng hiện nay. Song, duy trì bằng cách nào?- Nguyễn Văn Thanh Bình bảo đó là cắt giảm nhân sự, hợp tác để mua sản phẩm cùng nhau, chuyển lĩnh vực kinh doanh để tạo ra dòng tiền, thậm chí nhiều chủ DN khởi nghiệp đi làm thuê để kiếm tiền nuôi lại công ty.

Câu chuyện gọi vốn để tái đầu tư hiện nay cũng gặp không ít rào cản. Không chỉ DN khởi nghiệp mà tình hình tài chính của nhiều nhà đầu tư, DN lớn cũng bị tác động tiêu cực. Dù một số đơn vị chuyển mô hình kinh doanh rồi gọi vốn thành công nhưng chị Dương Thị Thúy Hằng cho rằng, giai đoạn hiện nay, gọi vốn như con dao 2 lưỡi, tất cả đều phải trả giá.

“Không có nguồn khách, không tạo ra doanh thu thì gọi vốn thành công vô tình tạo ra nợ nần. Thời điểm này cần tồn tại trước khi vươn xa. DN của tôi phục vụ chủ yếu cho khách du lịch. Để xoay chuyển tình thế, tôi thu hẹp các dịch vụ, mở cà phê trải nghiệm cho các gia đình để có kinh phí nuôi bộ máy, nhờ thế dù dịch bệnh, bão lũ liên tiếp nhưng chúng tôi chưa đóng cửa ngày nào”, chị Hằng chia sẻ.

Theo ông Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế, hiện ít nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang chi phối. Dù vậy trong bối cảnh này, những hoạt động khởi nghiệp lớn vẫn duy trì, khát vọng khởi nghiệp không có gì thay đổi, khó khăn sẽ tạo ra động lực, tâm huyết để bạn trẻ nỗ lực hơn.

“Chúng tôi cũng đang triển khai các hoạt động tìm kiếm tài năng, ý tưởng khởi nghiệp tốt ngay tại trường học; qua đó, duy trì ngọn lửa đam mê khởi nghiệp cho các bạn trẻ”, ông Toản nói.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp
Return to top