ClockThứ Sáu, 29/12/2017 06:11

Khéo léo tuyên truyền, hiệu quả đạt cao

TTH - Qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”, đã khơi dậy tiềm năng, sức mạnh trong Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Dân vận đi trướcThôn, xóm khang trang nhờ “Dân vận khéo”Thành công từ dân vận khéoThử tài “dân vận khéo”Dân vận phải đi trước một bước

Cán bộ, người dân phường Tây Lộc tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn minh đô thi

Dân vận đi trước

Sau khi phát động phong trào “Dân vận khéo”, 80 hội viên Hội Cựu Chiến binh (CCB) phường Tây Lộc (TP. Huế) đã tự nguyện tham gia phong trào giữ gìn nếp sống văn minh đô thị. Những tuyến đường như: Hoàng Diệu, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản, trong các chợ... nhờ công sức của các hội viên Hội CCB phường nay đã thông thoáng, ngăn nắp, không còn tình trạng người dân lấn chiếm lề đường, vỉa hè để buôn bán hay xả rác thải bừa bãi. 

Trò chuyện với người dân ở Tây Lộc, ai cũng cho rằng, khi đã cam kết với Hội CCB, với tổ dân phố và chính quyền địa phương về thực hiện 3 tiêu chí, đó là: an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, thì phải cùng nhau cố gắng thực hiện. “Chấp hành Luật Giao thông đường bộ, sắp xếp, để các phương tiện đúng nơi quy định, hạn chế đốt vàng mã và không rải vàng mã khi có người thân qua đời là những việc làm cụ thể của không chỉ gia đình tôi mà hầu hết các gia đình khác ở phường Tây Lộc đã chấp hành thực hiện. Để thay đổi được cách nghĩ dẫn tới việc làm cụ thể này phải kể đến vai trò gương mẫu của những gia đình CCB trong toàn phường”, bà Lê Thị Lệ Giang – một người dân trú tại kiệt 20 đường La Sơn Phu Tử chia sẻ.

So với các địa phương khác, Tây Lộc có nhiều CCB nguyên là các tướng lĩnh, người giữ trọng trách trong ngành quân đội về hưu. Họ chính là những tấm gương mẫu mực, luôn đi đầu trong các phong trào tại địa phương. Không quá ngạc nhiên khi họ chính là lực lượng nòng cốt trong thực hiện và đi đầu tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Hội CCB phường Tây Lộc được Ban Dân vận Tỉnh ủy, Thành ủy Huế đánh giá là một trong những mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả cao.

“Thời gian đầu có khó khăn, nhưng qua tuyên truyền, vận động và chúng tôi phải làm gương để mỗi người, mỗi gia đình thấy được, từ đó, họ có ý thức hơn, nghiêm túc thực hiện. Hội viên CCB tuyệt đối không để con cháu vi phạm trật tự giao thông, không xả rác bừa bãi và luôn nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự ngay tại tổ dân phố. Việc khó, nhưng nếu khéo léo trong tuyên truyền, vận động người dân thì đều thành công", ông Hoàng Đình Hiền, Chủ tịch Hội CCB phường Tây Lộc cho biết.

Tuy chỉ là một thôn nhỏ của xã Hồng Vân (A Lưới), nhưng bà con dòng họ Hồ thôn Ka Kú 1 vinh dự, tự hào khi được công nhận là dòng họ đầu tiên của huyện thực hiện theo mô hình tự quản về an ninh trật tự. Không phải vì thôn phức tạp về an ninh trật tự, mà họ muốn tự quản để thôn bản luôn được bình yên.

“Hồng Vân là xã giáp với nước bạn Lào. Dòng họ Hồ thôn Ka Kú 1 chỉ có 54 hộ gia đình, nhưng ai cũng ý thức được rằng, mình không chỉ phải luôn tuân thủ pháp luật, tích cực chăm lo sản xuất, tuyệt đối không sang Lào cư trú bất hợp pháp, mà phải cương quyết giữ vững vùng biên để cùng nhau phát triển. Có vấn đề gì liên quan đến an ninh trật tự, chúng tôi đều báo với chính quyền địa phương để xử lý”, già làng Quỳnh Tin cho biết.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy A Lưới Hồ Thị Lan Hương chi sẻ: Nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở A Lưới phát huy hiệu quả nhờ vào đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, có phạm vi ảnh hưởng rộng trong nhiều dòng họ, nhiều thôn, xã. Công tác dân vận cũng được phát huy và mang lại hiệu quả cao như vận động Nhân dân hiến đất làm đường, bê tông hóa đường giao thông, thắp sáng các tuyến đường nội thị, hộ nông dân sản xuất giỏi…

Chủ động nắm bắt tình hình

Theo Bí thư Huyện ủy Nam Đông Trần Xuân Bình: “Để làm tốt hơn nữa công tác dân vận, cán bộ, đảng viên phải nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và chủ động hơn trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Cho nên, yêu cầu đặt ra là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nắm chắc các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng thực hiện”.

“Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như A Lưới, Nam Đông, thì phong trào “Dân vận khéo” nhất thiết phải dựa vào đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín. Vì họ chính là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy A Lưới Hồ Thị Lan Hương khẳng định.

Đánh giá của Phó Trưởng ban phụ trách Ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn cho hay, trong công tác dân vận, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc nắm tình hình, tham mưu giải quyết vấn đề ở cơ sở tại một số địa phương còn chậm, chưa sâu sát; dân vận trong giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư ở các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế; vai trò của Nhân dân trong giám sát, phản biện chưa phát huy hiệu quả; công tác cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước, quy chế dân chủ nơi làm việc của các doanh nghiệp; việc phối hợp về công tác dân vận với một số ngành trên một số lĩnh vực chưa đồng bộ… Đây là những vấn đề cần quan tâm và cần sớm khắc phục để công tác dân vận trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Nhiều mô hình dân vận khác đã và đang phát huy hiệu quả, như: Tiết kiệm, giúp phụ nữ nghèo vay không lấy lãi của Hội LHPN Hương Thủy và TP. Huế; nuôi heo đất, dòng họ khuyến học, bảo đảm an ninh trật tự tại phường Hương Vân; đốt vàng mã trong thùng, tiết kiệm tự nguyện tại xã Hải Dương (Hương Trà); liên kết vùng giáo thanh bình ở TP. Huế…

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Return to top