ClockThứ Tư, 16/10/2013 07:10

Khi cơn bão đi qua

TTH - tôi gõ những dòng này thì trời hửng lên một chút nắng, nhưng gió vẫn rát rạt về và mực nước sông Hương, sông An Cựu vẫn tràn bờ với một màu sậm nâu. Đêm 14 rạng sáng ngày 15/10, Thừa Thiên Huế gần như không ngủ. Người dân thao thức khi cơn bão số 11 – bão Nari đổ về. Trên truyền hình, thông tin từ các vùng có bão liên tục được cập nhật. Trong nỗi bất an khi có bão, tâm trí của người dân hình như đã canh cánh bên ngoài khung cửa – nơi bà con ở các vùng xung yếu thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông ...đang chống chọi với gió và những nguy cơ đến từ bão.

Những ngày trước bão, tinh thần tác chiến khẩn trương đã được thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh để ứng phó với cơn bão số 11. Với tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và của cải vật chất cho người dân, hàng loạt các phương án đã được các địa phương lên kế hoạch và triển khai thực hiện ngay trước khi bão ập đến. Theo đó, tàu thuyền đã được cung cấp thông tin để trở về nơi neo đậu; hàng ngàn hộ dân đã được di dời trước và ngay trong đêm 14/10 với sự trợ giúp của các lực lượng công an, bộ đội. Sau cuộc họp trực tuyến về việc triển khai công tác ứng phó cơn bão số 11 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì với tinh thần phải chủ động ngay từ đầu, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã có mặt tại Thừa Thiên Huế và đi kiểm tra vùng ven biển Tư Hiền (Phú Lộc), khu neo đậu tàu thuyền xã Phú Hải (Phú Vang). Kiểm tra lại các phương án sơ tán dân, bảo vệ các hồ đập, công trình thủy điện cũng như các biện pháp điều tiết, xả lũ tại các công trình thủy điện, thủy lợi phải hợp lý, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản là những yêu cầu mà Bộ trưởng một lần nữa đặt ra trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ngay sau đó.

 

Trước, trong và sau bão, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã có mặt tại các điểm quan trọng để cùng với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan giải quyết và tháo gỡ ngay những vấn đề đã và có thể phát sinh, đảm bảo an toàn cho người dân. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một con số thiệt hại cuối cùng về số nhà bị sập, tốc mái, cây cối, hoa màu bị gãy đổ song ngoại trừ một số ít bị thương vong do yếu tố bất khả kháng từ cơn bão số 11 đã được chuyển đến các đơn vị y tế để theo dõi, chăm sóc; số người tử vong hầu như không có ngoại trừ một trường hợp bị mất tích do sóng cuốn ở Quảng An (trước khi bão về có 2 thiếu niên ở Lộc Vĩnh bị mất tích do rủ nhau đi câu khi mưa to và sóng lớn). Đây cũng là điều cần được rút kinh nghiệm trong tuyên truyền để người dân nói chung và đối tượng trẻ nói riêng có ý thức cao hơn trong việc không chủ quan với rủi ro từ gió bão.

 

Dẫu không trực tiếp đổ bộ lên Thừa Thiên Huế, nhưng dư chấn của cơn bão số 11 cũng không phải là nhỏ. Nhiều việc sẽ được triển khai ngay sau khi mưa ngớt và dứt gió cũng như có thể có một đợt lũ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc khôi phục lại các hoạt động của đời sống, sản xuất, việc cần được lưu ý là dọn dẹp lại đường phố và các khu vực dân cư; phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng mà mỗi người dân là một thành tố quan trọng để mọi việc lại được khởi động trở lại trên vòng quay hữu ích của nó.

 

An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Return to top