ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:32

Khi dân tin yêu

TTH - “Người dân Uất Mậu có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Bất cứ công việc nào cũng có sự tham gia, vào cuộc của toàn thể nhân dân địa phương và những người con sống xa quê. Vì vậy, nhiều công việc triển khai hiệu quả”, ông Lê Ngọc Quát, Bí thư Chi bộ tổ dân phố (TDP) Uất Mậu, thị trấn Sịa (Quảng Điền) tự hào.

Cán bộ, đảng viên phải gần dân, sát cơ sởCán bộ, chiến sĩ Công an không được dọa nạt dânRa mắt dàn nhạc dân tộc tổng hợpĐảng gần dân, dân tin ĐảngNgày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cưDiễn đàn Nông dân Việt Nam: Nhiều vấn đề bức thiết từ thực tiễn

Tuyến đường Nguyễn Dĩnh (kiệt 7, TDP Uất Mậu) dài hơn 500m (đoạn vào Trường mầm non Sơn Ca) rộng 4-5 mét vừa mới hoàn thành. Ông Nguyễn Đình Gấp- một người dân ở đó kể: "Tuyến đường này có sự đóng góp rất lớn của người dân trong tổ. Nhà nước hỗ trợ xi măng, còn người dân tự nguyện hiến đất, hiến cây, đóng góp công sức xây dựng. Riêng gia đình tui hiến 500m2 đất ruộng, hàng chục ngày công giải phóng mặt bằng để bê tông hóa tuyến đường. Người dân trong kiệt 7 còn đóng góp 10 triệu đồng chi phí di dời trụ điện để xây đường...".

Ông Nguyễn Đình Gấp cho hay: “Khi triển khai kế hoạch xây dựng tuyến đường Nguyễn Dĩnh, TDP mời dân họp, tham gia ý kiến. Thấy được lợi ích nếu có con đường rộng rãi, sạch đẹp nên người dân đều đồng tình, ủng hộ. Không chỉ làm đường, hầu hết mọi công việc của tổ tui đều được mời tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến. Khi mọi việc đồng thuận, tui đều sẵn sàng đóng góp tiền của xây dựng các công trình...”. Tính riêng năm 2017, người dân Uất Mậu đã hiến hơn 2.000m2 đất để xây dựng đường giao thông. Hệ thống đường giao thông trong TDP được bê tông hóa đạt 70%, trong đó Nhân dân đóng góp 30-50% kinh phí và nhiều ngày công xây dựng. Số tuyến đường còn lại, người dân đã đóng góp kinh phí, trong năm 2018 sẽ xây dựng và hoàn thành bê tông các tuyến đường.

"Trong công tác dân vận, không chỉ tuyên truyền, vận động đến tận từng hộ gia đình mà quan trọng là cách điều hành, cách làm hiệu quả của TDP nhằm tạo niềm tin trong dân, góp phần chung tay với các cấp, ngành xây dựng các công trình, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Các thành viên, gia đình các thành viên Mặt trận, đoàn thể gương mẫu, tiên phong trong các hoạt động, phong trào của TDP. Các công trình đều xây dựng kế hoạch rõ ràng, có thành lập ban xây dựng, thanh quyết toán và công khai trước dân...”, ông Nguyễn Xuân, Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng TDP Uất Mậu thông tin thêm.

Từ cách làm dân chủ, công khai, minh bạch đã tạo niềm tin trong dân. Điều này tạo nhiều thuận lợi trong công tác vận động kinh phí xây dựng các công trình, tặng quà cho hộ nghèo, neo đơn, gia đình chính sách. Hằng năm, TDP vận động người dân địa phương và những người làm ăn xa quê hàng trăm triệu đồng để tặng cho các hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách...

TDP Uất Mậu còn biết tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài làng để hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, xóa nhà tạm. Đến nay, trên địa bàn TDP đã xóa hết nhà tạm, có trên 90% nhà xây dựng kiên cố, chỉ còn một vài nhà của hộ nghèo sẽ kiên cố hóa trong thời gian đến.

Phát huy tinh thần chịu khó làm ăn, TDP vận động người dân sản xuất nông nghiệp kết hợp với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Người dân TDP Uất Mậu có truyền thống làm thợ nề, thợ mộc, các dịch vụ đúc bờ lô, khai thác vật liệu xây dựng... mang lại nguồn thu nhập khá. Một lượng lớn cán bộ, công chức sinh sống trên địa bàn cũng là lợi thế của TDP trong phát triển kinh tế - xã hội... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của TDP đạt 45 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 7%, chủ yếu là người già neo đơn, tàn tật, ốm đau mất sức lao động...

Người dân TDP Uất Mậu chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy ước của làng văn hóa, nhất là quy định, quy ước về tang lễ, người dân không để quá 72 giờ và đưa tang trước 8 giờ sáng, hạn chế tối đa rải vàng mã trên đường... Đây cũng là điểm sáng của TDP trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở khu dân cư.

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Return to top