ClockThứ Năm, 24/11/2022 13:45

Khi đi được hỗ trợ khi về được săn đón

TTH - Hiện nay, đi làm việc ở nước ngoài (thường gọi xuất khẩu lao động) theo hợp đồng rất dễ, nên theo khuyến cáo của ngành lao động, thương binh và xã hội, người lao động cần tận dụng thời cơ tốt này.

Xuất khẩu lao động không đơn thuần để thoát nghèoGần 500 người tham gia chương trình tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc tại Nhật

Các lao động trẻ ở Huế tham gia phỏng vấn đơn hàng đi làm việc tại Nhật Bản

Nhiều thị trường để lựa chọn

Tình hình thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh tại thời điểm này và trong năm 2023 đang tăng. Khoảng 95% các lao động Việt thường chọn đi các nước trong khu vực châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Còn lại đi châu Âu, châu Mỹ, Úc.

Võ Huy Cường ở xã Phong Mỹ, Phong Điền đang xúc tiến các thủ tục để đi XKLĐ tại Malaysia. Tìm hiểu từ những người đi trước và những người đang ở lại lao động tại Malaysia, Cường nhận thấy ở nước này có nhiều công việc phù hợp. Hơn nữa, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty tại Đồng Nai nơi Cường gắn bó hơn 5 năm nay đang giảm việc, "tinh giản" lao động, nên em quyết định chuyển hướng để ổn định cuộc sống.

Lê Thị Bích ở A Lưới cũng quyết định nghỉ làm tại công ty thủy sản ở Đà Nẵng để đăng ký đi làm việc tại Nhật thông qua Công ty Suleco, chi nhánh Huế. Cũng xa phương, nhưng làm việc trong nước thu nhập chỉ vừa đủ chi tiêu, nuôi sống bản thân, nên Bích quyết định đi Nhật để "đổi đời", giúp gia đình thoát nghèo.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, hiện đa số người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh đều làm các thủ tục, học các kỹ năng cần thiết thông qua các đơn hàng được khai thác, kết nối giữa DN nước ngoài với các công ty dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chính thống. Chỉ một số ít đi theo diện người thân bảo lãnh. Nhưng nhìn chung, tình hình XKLĐ trên địa bàn ổn định, chưa xuất hiện những vấn đề nổi cộm như XKLĐ tự do, trốn trở về nước khi hết thời hạn hợp đồng... Vì vậy, phải nói rằng, các nhà tuyển dụng lao động ở nước ngoài khi thấy hồ sơ lý lịch người lao động ở Thừa Thiên Huế đều rất tin tưởng và tín nhiệm.

Thời cơ cho người lao động

XKLĐ đang trở thành xu hướng được nhiều lao động lựa chọn. Trước hết, không chỉ được "hội nhập", được Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục khi đi XKLĐ mà còn giúp người lao động tiếp cận với nguồn thu nhập cao hơn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, XKLĐ còn góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Chúng ta đang ở trong giai đoạn dân số "vàng", tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, lành nghề phù hợp với tiêu chí XKLĐ. Đất nước cũng như địa phương đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nên việc lực lượng XKLĐ này "đi để trở về" và mang về những kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài về phục vụ, cống hiến ngay chính trên quê hương của mình đang rất được khuyến khích.

Hiện nay, có rất nhiều thị trường lao động có mức thu nhập cao để người lao động lựa chọn. Chẳng hạn chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm, mỗi lao động có thể tích lũy cho mình số vốn từ 600 - 800 triệu đồng. Hay các thị trường khác như Rumani, Úc, Ba Lan... với các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng, sức khỏe... cho thu nhập cao hơn gấp rưỡi so với các thị trường lao động khác.

Theo ông Hồ Dần, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 1.100 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn ngấm ngầm tác động, nên thị trường XKLĐ tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc bị "chập chờn". Với con số đi XKLĐ đạt được và tiếp tục tăng lên vào cuối năm nay được cho là một nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đơn vị dịch vụ và của chính người lao động khi đã mạnh dạn, thay đổi tư duy. Ngành cũng tiếp tục về tận cơ sở vận động, khuyến khích các bạn thanh niên đi XKLĐ, vì khi đi, các em được quan tâm hỗ trợ, khi trở về lại được các công ty, nhà máy săn đón.

Bên cạnh những chính sách, những đơn hàng được các công ty dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tìm kiếm, khai thác, tỉnh cũng kết nối với Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB&XH để ký kết chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động XKLĐ và không bỏ rơi người lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

TIN MỚI

Return to top