ClockThứ Bảy, 05/12/2015 15:27

Khi lão nông biết "đầu tư"

TTH - Gắn bó với ruộng đồng, bây giờ ông Ngô Viết Dũng (thôn 1A, xã Thủy Phù, TX Hương Thủy) sở hữu nhiều loại máy móc phục vụ nông nghiệp, là gương điển hình làm kinh tế giỏi.

Ông Dũng mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ nông nghiệp

“Ông Ngô Viết Dũng là người tiên phong trong việc đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Ngoài ra, ông Dũng còn tự mình đầu tư trồng rừng, nuôi cá tăng thêm thu nhập. Từ một nông dân nghèo, chỉ với hai bàn tay trắng, ông Dũng vươn lên làm giàu, trở thành một trong những người làm ăn kinh tế hiệu quả nhất ở địa phương”, ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù cho biết.

Trước khi gặp ông Dũng, chúng tôi được ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù cho xem danh sách dài dằng dặc những gương sản xuất giỏi của địa phương. Dừng lại ở cái tên Ngô Viết Dũng, ông Hồng bảo: “Ở Thủy Phù, ông Dũng là người đầu tiên đưa máy móc về phục vụ bà con trong việc sản xuất nông nghiệp. Từ một hộ nông dân nghèo, giờ đây ông đã trở thành triệu phú”.

Xuất thân từ con nhà nông, với vài sào đất ruộng trồng lúa, gia đình ông chỉ đủ ăn, may lắm tích trữ được ít thóc cho mùa giáp hạt. Quyết chí vươn lên ông Dũng tính toán đầu tư mua một máy đánh đất về phục vụ nông nghiệp. Thời điểm đó, việc một nông dân dám bỏ ra một số tiền lớn để mua máy móc nông nghiệp như là “đánh cược” số tài sản đó với trời. Quả thật, sau khi mua, máy đánh đất của ông Dũng nằm “đắp chiếu” hơn 5 năm trời.
Ông Dũng trải lòng: “Tôi không còn nhớ chiếc máy đầu tiên tôi mua về phục vụ bà con cách đây bao nhiêu năm, chỉ nhớ là lâu lắm rồi. Trong nông nghiệp, đất là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Bà con ở địa phương chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng chỉ sử dụng sức vóc mà chẳng có loại máy móc gì hỗ trợ. Thấy rứa nên tôi nảy ra ý định đầu tư một chiếc máy đánh đất một phần sử dụng cho gia đình mình, phần khác hỗ trợ bà con trong công đoạn làm đất. Tuy nhiên, chiếc máy trị giá hơn 1 cây vàng thời đó không được bà con tin tưởng. Mãi đến hơn 5 năm, sau nhiều vụ mùa bội thu của gia đình tôi thì lúc đó bà con mới tin tưởng làm theo”.
Kể từ khi ông tiên phong đưa máy móc vào nông nghiệp, hiệu quả sản xuất được nâng lên một cách rõ rệt. Ông phục vụ hơn 100 mẫu ruộng của bà con trong xã và các vùng lân cận. “Khi bà con biết được lợi ích của máy móc thì lúc đó ai cũng đến thuê tôi làm đất. Chính điều đó làm cho thu nhập của gia đình tôi tăng lên và tôi cũng lấy làm vui khi góp phần giúp đỡ bà con”, ông Dũng chia sẻ. 
Năm 1999, sau khi toàn tỉnh vừa trải qua cơn “đại hồng thủy” kinh hoàng, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Máy đánh đất của ông Dũng bị ngâm nước dài ngày dẫn đến hư hỏng. Ông một lần nữa vay mượn mua thêm hai máy làm đất mới, nhờ vậy, đất đai ở trong toàn xã nhanh chóng được phục hồi và đưa vào sản xuất”.
Ngoài 3 chiếc máy phục vụ làm đất, ông Dũng còn mạnh dạn đầu tư thêm 2 máy gặt đập liên hợp, 1 ha đất ruộng trồng lúa, 1 sào đậu, 4 ha rừng keo và 3 hồ nuôi cá. Chính nhờ ông Dũng mà nhiều bà con đã không còn vất vả trong khâu thu hoạch.
Nhờ mạnh dạn cơ giới hóa trong sản xuất mà ông Dũng xây được nhà, thoát nghèo vươn lên làm giàu. Các con của ông cũng theo nghiệp bố. Khi được hỏi về thu nhập hàng năm, ông Dũng cười: “Mỗi năm hai vụ, các loại máy móc của tôi phục vụ cho 120 mẫu ruộng của bà con trong và ngoài xã. Làm nông nghiệp như tôi không thể tính cụ thể các khoản thu nhập được, chỉ ước trừ tất cả các chi phí cho đến sinh hoạt trong gia đình dư được khoảng 300 triệu đồng/năm”.
Bài, ảnh: L.THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top