ClockThứ Năm, 05/07/2012 14:19

Khi nông dân được đào tạo nghề

TTH - Nhờ chú trọng đào tạo nghề, Hội Nông dân (HND) Phú Vang không chỉ chỉ giúp nhiều nông dân có tay nghề, mà còn có thêm kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt.

Nhiều nghề được đào tạo

Chọn cho mình nghề trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh, anh Dương Chí Nam, ở thôn 3, xã Vinh Thanh đã bứt phá, trở thành hộ nông dân khá giả. Gắn bó với nghề ươm cây giống các loại như keo, tràm, huê từ nhiều năm nay, nên khi được học lớp trồng hoa và chăm sóc cây cảnh, anh nắm bắt kiến thức rất nhanh. Sau khi hoàn thành khóa học, anh liền mua vài chục cây mai, cây mưng, sung, bồ đề về trồng. Hoàn tất quá trình ươm trong chậu, anh bắt tay vào uốn thế, tạo dáng cho cây. Với kiến thức học được, anh áp dụng vào việc trồng và chăm sóc vườn cây cảnh nên vườn cây của anh ngày càng có nhiều cây đẹp, giá trị kinh tế cao, được nhiều người biết đến và tìm mua. Thu nhập của gia đình anh tăng đáng kể, từ vài chục triệu đồng, lên 300 triệu đồng hiện nay. “Trồng cây cảnh không chỉ là nghề kiếm sống, mà đã trở thành niềm đam mê, là công việc tôi muốn được làm mỗi ngày”, anh Nam chia sẻ. Hiện, anh có gần 3.000 cây giống các loại và hàng chục chậu cây cảnh, với rất nhiều chủng loại, kích cỡ, tuổi tác, được tạo nhiều “dáng, thế” đẹp mắt và có giá trị kinh tế cao.

Nghề thú y được nhiều học viên lựa chọn (ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Công Mùi, ở thôn 4, xã Vinh Thanh, học viên lớp sơ cấp nghề thú y cho biết: “Được cán bộ Hội Nông dân xã thông tin về lớp học sơ cấp thú y miễn phí, tôi liền đăng ký tham gia. Kết thúc khóa học, tôi được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Bây giờ, không chỉ có kiến thức về khoa học, kỹ thuật để phục vụ trong chăn nuôi gia đình, tôi còn có thêm nghề về thú y. Có kiến thức, tôi mạnh dạn mở rộng chăn nuôi. Tôi đầu tư 15 triệu đồng nuôi 10 con lợn thịt, 5 lợn nái, 100 con gà, 50 con ngan giống của Pháp và kết hợp với trồng trọt. Nhờ áp dụng đúng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nên, kỳ thu hoạch vừa rồi, tôi lãi gần 50 triệu đồng. Có thêm nghề thú y, tôi làm dịch vụ thú y cho bà con có nhu cầu, mỗi ngày thu nhập xấp xỉ 100 ngàn đồng. Sau khi có nghề, có kiến thức, vợ con tôi phấn khởi lắm. Gia đình bớt nghèo khó, thu nhập lại ổn định nên rất yên tâm”.

Còn nhiều nông dân khác như anh Nam, anh Mùi được đào tạo các nghề thông dụng như trồng nấm, đóng tàu công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thú y... Nhiều nông dân sau khi học nghề đã có việc làm và áp dụng thành công tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập hộ gia đình.

Nâng cao chất lượng đào tạo

Chú trọng công tác đào tạo nghề tạo việc làm cho nông dân, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông thôn, đầu tư phát triển ngành, nghề thu hút nhiều lao động và dạy những nghề mà hội viên, nông dân có thể áp dụng tại gia đình lúc nhàn rỗi sau mùa vụ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt mà HND Phú Vang chú trọng triển khai trong nhiều năm qua. HND Phú Vang đã chỉ đạo các địa phương tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của hội viên, nông dân, đồng thời, tổ chức điều tra, khảo sát những nghề có thể áp dụng tại gia đình sau khi học viên học xong khóa học. Qua đó, xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp học nghề sao cho phù hợp với thực tế. Khảo sát cho thấy, nhu cầu học nghề của hội viên, nông dân rất cao. Từ đó, HND Phú Vang quyết tâm xây dựng kế hoạch đào tạo nghề dài hạn cho nông dân. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề dù bước đầu đã thấy hiệu quả, song cũng gặp không ít khó khăn.

Ông Hồ Văn Sáu, Phó Chủ tịch Thường trực HND Phú Vang cho biết, dạy nghề cho nông dân đã khó, để nông dân áp dụng và sống được với nghề lại càng khó hơn. Để hội viên nông dân tích cực và hưởng ứng với việc học nghề thì chất lượng đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu. Nhờ chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề nên những năm qua, tỷ lệ hội viên nông dân sau khi học nghề gắn bó với nghề đạt hơn 90%.

Tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc học hành, đi lại, các lớp dạy nghề được tổ chức chủ yếu tại địa bàn nông thôn, dựa vào hệ thống tổ chức của hội, lấy cơ sở hội làm trung tâm mở lớp đào tạo nghề. Các chi hội từng thôn làm điểm học nghề theo từng mô hình kinh tế. HND cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo cho các chi hội vận động hội viên, nông dân tham gia các lớp học nghề tại chỗ. Cách làm này phù hợp với nông dân vì không phải đi xa, có điều kiện thu xếp công việc hợp lý để tham gia khóa học, nên tỷ lệ học viên lên lớp cao và thi tốt nghiệp đầu ra đều đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng.

T.Huệ 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Return to top