ClockThứ Năm, 20/02/2020 12:45

Khi thầu & thợ không chuyên

TTH - Rồi tôi cũng lần mò ra được nguyên nhân, vì sao các công trình xây dựng dân dụng ở Thừa Thiên Huế thường hay bị chậm.

Tính chuyên nghiệp thể hiện trong mỗi công trình xây dựng. Ảnh: MC

Một ngôi nhà hợp đồng giữa thầu xây dựng và gia chủ được thực hiện trong 4 tháng chẳng hạn thì cũng kéo dài 5 - 6 tháng. Những ngôi nhà bề thế hơn, hợp đồng 8 tháng thì có khi kéo dài cả năm. Hỏi nhiều gia chủ đang làm nhà, thấy phần lớn là trong tình trạng này.

Ở Huế ai cũng thấy, có lẽ, công trình xây dựng có tốc độ nhanh nhất đó chính là tòa nhà Vincom tọa lạc tại ngã 6 Hùng Vương. Diện tích mặt sàn rất rộng nhưng chỉ chừng cỡ 10 ngày thì thấy đổ một “mê”. Chiều cao hơn 30 tầng với diện tích mặt sàn hàng chục ngàn m2 nhưng tốc độ xây dựng nhanh đến “chóng mặt”.

Tôi có dịp quen và cùng đi Lào chơi mấy ngày với một người phụ trách tổng thầu phần xây dựng, tìm hiểu xem bằng cách nào mà công trình đạt tiến độ thi công nhanh như vậy. Anh bảo, động cơ chính là, nếu chậm tiến độ sẽ bị phạt, thậm chí phạt rất nặng. Nếu vượt tiến độ sẽ được thưởng. Đây là một trong những động lực chính. Song điều quan trọng hơn chính là tính chuyên nghiệp và trang thiết bị xây dựng hiện đại, tiên tiến.

So sánh một công trình xây dựng có số vốn rất lớn với một công trình dân dụng nhỏ, tất nhiên là khập khiễng. Song điều tôi muốn nói chính là tính không chuyên nghiệp. Đối với những  công trình có số vốn nhỏ (nhà ở) thì thường là chỉ những nhà thầu nhỏ nhận thi công. Phần lớn là thầu không chuyên nghiệp. Đã không chuyên nghiệp thì dẫn đến việc quản  lý cũng không chuyên nghiệp. Đã quản lý không chuyên nghiệp thì dẫn đến thợ cũng không chuyên nghiệp. Quan sát một công trình trong một thời gian dài, hỏi cả thầu và thợ với một câu hỏi: có khoán định mức cho thợ không? Họ bảo không. Thế thì quản lý theo kiểu nào? Ngày công. Năng suất lao động không đạt cao chính là ở chỗ này.

Ví dụ: định mức lao động, một ngày công sẽ xây được bao nhiêu m2 tường thô, bao nhiêu m2 tô trét. Từ đó sẽ khoán ra định mức. Anh làm nhanh sẽ đạt năng suất cao hơn và họ sẽ  nhận được  một ngày công với giá cao hơn. Hoặc cũng một ngày công nhưng họ có thể nghỉ sớm hơn. Rất nhiều nhà thầu, nếu không muốn nói là đa số đều khoán theo ngày công 8 tiếng. Quản lý kiểu này nhà thầu quản lý rất mệt và cũng chẳng có mấy hiệu quả. Có thầu đứng trông coi thì thợ làm nhanh, không có thầu thì thợ làm “tà tà”. Thấy có nhiều thợ thường xuyên nghỉ bay và hút thuốc liên tục.

Nhà thầu nhỏ có một yếu thế là dễ bị thợ "bắt thóp”. Một nhà thầu thường chỉ có chừng mười thợ làm việc thường xuyên, còn lại là mùa vụ, thậm chí là vài ngày. Khi nhà thầu nhận công trình nhiều hơn năng lực thì bắt đầu tổ chức thợ chia nhỏ ra, rồi gọi thêm thợ phụ. Năm nào mà tổng khối lượng xây dựng trên địa bàn nhiều, thậm chí là khu vực (Đà Nẵng, Quảng Trị…) nhiều, như 2019, thì thợ bắt đầu bị “hút chéo”, dẫn đến thiếu thợ; càng thiếu thợ thì thợ càng được giá, càng được thầu “chiều”. Đây chính là tính không chuyên nghiệp trong xây dựng công trình dân dụng ở Thừa Thiên Huế. Có một “ chiêu” của thợ mà tôi tìm hiểu được, là vì sao có những thợ cứ làm cho thầu chính vài ngày rồi xin nghỉ một hai ngày với lý do hôm nay có kỵ giỗ bên ngoại, ngày mai có kỵ giỗ bên nội, đi dự tiệc cưới thằng bạn, hoặc là đi dự thôi nôi, đi sạ lúa… Không phải vậy. Chính là lúc thợ “lách luật”. Vừa đi xây dựng cho nhà thầu nhưng đồng thời cũng tự tìm những việc nhỏ khác: làm lại cái sân, xây một miếng tường, sửa cái hố ga... Thường những việc này chủ nhà trả ngày công cao hơn, nên thợ cũng tranh thủ. Nhà thầu không phải không biết chuyện này, nhưng cũng làm lơ vì nhằm lúc “thiếu thợ”. Lại thêm một nguyên nhân công trình chậm tiến độ. Nhà thầu chỉ còn một cách là thuyết phục chủ nhà thông cảm. Mà thường là chủ nhà cũng tặc lưỡi cho qua, vì có khi cả đời làm nhà một lần nên chủ nhà cũng chiều thầu.

Nhìn vào chuyện này thì thấy chẳng sao. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, ví dụ như năng suất lao động, đạo đức nghề nghiệp (nghề nào chẳng cần đạo đức), tăng trưởng kinh tế… thì chuyện không phải vậy. Thầu không chuyên nghiệp, thợ không chuyên nghiệp, chủ đầu tư không “chuyên nghiệp” (quản lý) nó tác động làm cho thị trường lao động không chuyên nghiệp. Mà chúng ta đều biết, tính chuyên nghiệp mới tạo ra năng suất lao động cao, tức là quy mô, hiệu quả kinh tế của toàn xã hội cao.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

Hình ảnh nhiều phụ nữ, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh tổ chức kẻ vẽ nơi đậu xe cho phụ huynh trước các cổng trường được nhiều người tấm tắc khen. Dù chỉ là những việc làm nhỏ, nhưng góp phần làm cho cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh.

Góp phần xây dựng cổng trường an toàn
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

TIN MỚI

Return to top