ClockThứ Bảy, 20/11/2021 14:00

Khi thầy cô “lên sóng”

TTH - Dịch COVID-19 xem ra lại là cơ hội cho nhiều thầy cô giáo “lên sóng” truyền hình dạy học với nhiều cảm xúc khó tả.

24 giảng viên trẻ tiêu biểu Đại học Huế được vinh danh, khen thưởngCô giáo giàu tình yêu thươngMỗi người hãy luôn là một người học trò, một nhà giáo dục trong sự nghiệp trồng người

Giáo viên Trường tiểu học Quang Trung tự tin dạy trên sóng truyền hình

Lần đầu nên run

Cô Lê Thị Phương Châu, giáo viên giảng dạy khối 1 Trường tiểu học An Cựu (TP. Huế) bày tỏ: “Lần đầu tiên nên mình run quá. Chưa tham gia dạy truyền hình lần nào. Không gian im lặng khiến mình hồi hộp và áp lực, phải tưởng tượng học sinh ngồi bên này hay bên kia để có sự tương tác. Trước mặt toàn là ánh đèn, máy quay”. Không muốn vì áp lực mà biến bài giảng trở nên khô cứng, cô Châu đã tưởng tượng… chiếc máy quay là học sinh đang ngồi nghe giảng để tạo phong thái tự nhiên và gần gũi.

Bắt đầu tiết dạy trên truyền hình lần đầu tiên, đồng hành cùng với cô giáo Hồ Thị Minh Sang và các đồng nghiệp, thay cho lớp học với hàng chục học sinh yêu thương cũng là một trường quay, với toàn máy quay phim, đèn chiếu… Cô giáo Minh Sang bảo, để không… run, mình phải chỉn chu trong hình ảnh, ngữ điệu và nội dung suốt quá trình giảng dạy. Cô giáo Minh Sang cũng chia sẻ, chỉ có 2 ngày để chuẩn bị nên gặp không ít khó khăn. Giáo viên tương tác với ống kính, thay vì với mỗi học sinh cụ thể. Do vậy, giáo án lẫn phương pháp dạy phải thay đổi.

Nói về sự thay đổi, thầy giáo Nguyễn Văn Khuyên, dạy môn khoa học tự nhiên dành cho lớp 6, Trường THCS Phong Hòa (Phong Điền) đúc rút kinh nghiệm là phải thực sự tự tin và bản lĩnh khi “lên sóng”. Lúc đó, sẽ có cảm xúc để mình truyền tải kiến thức hiệu quả. Cũng theo thầy Khuyên, hạn chế lớn nhất là sự tương tác nên đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để soạn giảng, tập giảng để phù hợp hơn với dạy học trên truyền hình. Bài dạy phải chuẩn bị chi tiết và cẩn thận hơn đối với từng đơn vị kiến thức.

Vượt qua áp lực

Mới đây, vào ngày 30/10, sau hơn 2 tháng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) triển khai dạy học truyền hình, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá và tuyên dương khen thưởng các thầy cô giáo đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng chương trình và tham gia giảng dạy.

Qua hơn 2 tháng triển khai, Sở GD&ĐT phối hợp với TRT tổ chức ghi hình và phát sóng được 567 tiết dạy; trong đó, 162 tiết chương trình lớp 1, 135 tiết chương trình lớp 2 và 270 tiết chương trình lớp 6. Tất cả các tiết dạy được cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn tỉnh đánh giá cao, đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu cần đạt về cung cấp kiến, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đáng mừng hơn, bài giảng trên truyền hình của giáo viên Thừa Thiên Huế được Bộ GD& ĐT tuyển chọn vào chương trình phát sóng dạy học chung cho toàn quốc trên sóng truyền hình quốc gia VTV7 mỗi ngày.

Dạy học trên truyền hình được xem là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch COVID-19. Tuy nhiên, như vừa kể, chuyện không hề dễ dàng. Không chỉ lần đầu nên run, “lên sóng” dạy học, giáo viên phải đối mặt với nhiều thách thức thực sự. Khó khăn nhất là thời lượng phát sóng giới hạn. Nhiều người phải dành tới 3 ngày để soạn một chuyên đề (dù đã từng dạy nội dung này trên lớp) để giảng vỏn vẹn 30 phút trên sóng truyền hình.

Để có những tiết học trên truyền hình hiệu quả, giáo viên phải đầu tư nhiều và huy động sự tham gia góp ý, giám sát của tổ tư vấn, bảo đảm không sai sót về kiến thức. Bài giảng có sự cân đối vừa phải giữa kiến thức và thời lượng để tránh nhàm chán vì nội dung đơn điệu, hoặc quá tải về kiến thức...

Đầu năm học, khi quyết định nếu không thể học trực tiếp, học sinh lớp 1, 2 và 6 toàn tỉnh sẽ học qua truyền hình, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Học sinh lớp 1 còn chưa biết chữ, làm sao học trực tuyến được. Chúng ta không biết dịch đến bao giờ, diễn biến ra sao nên cần xây dựng chương trình dạy học cho lớp 1 với thời lượng phù hợp, phụ huynh có thể học cùng con. Thừa Thiên Huế quyết định dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường”.

Để thực hiện mục tiêu hoàn thành chương trình năm học đúng kế hoạch, Sở GD&ĐT xác định dạy học qua truyền hình là một trong những giải pháp hiệu quả và thiết thực. Thực tế còn cho thấy, các bài dạy được tích lũy, lưu trữ trên nền tảng công nghệ số và trên các thư viện số của Cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT thời gian qua và những năm tới là kho học liệu số giúp ngành đổi mới hình thức tổ chức dạy và học phù hợp và tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến, kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng học liệu số; thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Sở GD&ĐT đã và đang tiếp tục phối hợp với TRT tổ chức ghi hình và phát sóng đối với chương trình lớp 1 và lớp 2 (để xây dựng đủ nguyên một học kỳ áp dụng vào dạy học cho nhiều năm, khi học sinh khối 1, 2 không thể tổ chức hình thức dạy học online). Riêng lớp 6 (đủ điều kiện để dạy học trực tuyến), tạm thời dừng ghi hình để tập trung các hoạt động chuyên môn khác, đặc biệt là chuẩn bị cho ôn tập, kiểm tra giữa kỳ.

Qua các buổi phát sóng, các thầy cô giáo ở Thừa Thiên Huế đã chứng minh, họ có thể trở thành những phát thanh viên, bình luận viên thực thụ, chuyên nghiệp, mang kiến thức bài học đến với học sinh bằng những phương pháp hiệu quả. Thế nên xem ra, “lên sóng truyền hình” cũng là cách rèn luyện giáo viên có kỹ năng toàn diện, một yêu cầu đặt ra trong kỷ nguyên 4.0 này. 

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên

Sinh năm 1994, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng cô giáo Hồ Thị Dói, người đồng bào Pa Cô, giáo viên Trường mầm non Hương Lâm, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, luôn được đồng nghiệp và học sinh hết lòng yêu mến.

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên
Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng

Đó là nhận định được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay” được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức sáng 13/12.

Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

Nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy môn tích hợp, giúp giáo viên nâng cao trình độ khi tổ chức dạy học, ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức buổi tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn tích hợp.

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

TIN MỚI

Return to top