ClockThứ Hai, 11/01/2016 09:03

Khi thôn, làng được công nhận đơn vị văn hóa

TTH - Xây dựng thôn, làng văn hóa có ý nghĩa trong đời sống của người dân nông thôn. Khi được công nhận văn hóa, các tập quán lạc hậu, tệ nạn tại địa phương được đẩy lùi.

Rú Chá có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân làng Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà). Người dân nơi đây có câu “Rú tàn là làng mạt”, bởi Rú Chá được ví như “bức bình phong” trấn lũ, triều cường. Nằm gần cửa biển Thuận An, làng Thuận Hòa thường chịu hậu quả nặng nề từ các đợt triều cường, lũ lớn. Mùa bão, lũ hằng năm, Rú Chá ngăn chặn triều cường, nước lũ xâm nhập vào khu dân cư, hạn chế thiệt hại về tài sản của người dân…

 

Một thời gian dài, đời sống và nhận thức còn thấp, người dân đã chặt phá cây làm củi, lấn rú nuôi trồng thủy sản. Mặc dù chính quyền địa phương cử người trông coi, có chế tài xử phạt nhưng tình trạng phá rú vẫn tái diễn. Ông Nguyễn Ngọc Đáp, người dân sinh sống ngay trong khu vực rú, nói: “Dân làng ai cũng biết vai trò quan trọng của Rú Chá. Do đời sống khó khăn, nhận thức thấp nên đành làm liều, chặt phá cây. Mỗi lần phát hiện có người phá rú, tôi liền báo chính quyền địa phương, nhưng khi cán bộ đến thì họ đã tẩu thoát, không thể xử lý… Một số trận bão, lũ lớn, kết hợp triều cường, làng Thuận Hòa bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của việc chặt phá cây chá”.

Ông Nguyễn Văn Đáng, Trưởng thôn Thuận Hòa chia sẻ, từ ngày Thuận Hòa được “lên” làng văn hóa, quy định nghiêm cấm chặt phá rú đưa vào hương ước của làng, nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt thùy theo mức độ. Chỉ cần một vài buổi tuyên truyền, vận động dân làng thay đổi nhận thức. Không cần đến bất kỳ một chế tài xử phạt nào, người dân vẫn không chặt phá cây. Họ còn tham gia các chương trình, dự án phát triển Rú Chá, rừng ngập mặn. Cách đây hơn 10 năm, diện tích Rú Chá rộng 5 ha giảm còn vài ha, từ khi được bảo vệ nghiêm ngặt, nay không chỉ phục hồi diện tích, mà còn phát triển lên khoảng 6 ha.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 96% thôn, bản được công nhận đạt chuẩn văn hóa; có khoảng 99% gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Từ khi các thôn, bản, gia đình đạt chuẩn văn hóa, ý thức của người dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; nhiều hộ không sinh con thứ 3 trở lên, có điều kiện nuôi dạy con ăn học tốt, kinh tế, đời sống ổn định.

Rú Chá còn là nơi lý tưởng, đang được thị xã Hương Trà và xã Hương Phong xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, cũng là kết quả từ việc bảo vệ rú của người dân. Ông Đáng cho biết thêm, ngoài bảo vệ Rú Chá, từ khi được công nhận làng văn hóa, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh hai con, có điều kiện nuôi dạy ăn học. Hằng năm, số học sinh toàn xã Hương Phong đậu đại học, cao đẳng gần cả trăm em, phần lớn tập trung ở làng Thuận Hòa.

Với thôn văn hóa Thanh Mỹ, xã Phú Diên (Phú Vang), Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên - Lê Đức Thông cho biết, lâu nay người dân chủ yếu dựa vào đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá. Một thời, nhận thức người dân còn thấp nên có đến 46 hộ, chiếm khoảng 80% dân số của thôn làm nghề đánh bắt thủy sản bằng “te quyệu” mang tính hủy diệt. Người dân sử dụng đò máy công suất lớn, thả “te quyệu” xúc sát đáy sông, từ tôm, cá lớn, nhỏ đều vào “rọ”. Ông Hồ Trần Hải kể: “Hồi đó vì quá nghèo nên bà con làm liều. Mỗi lần bị bắt, ngư cụ bị tiêu hủy thiệt hại cả chục triệu đồng, người dân lại mua sắm. Có người bị bắt cả chục lần vẫn không chịu bỏ nghề…”. Một thời gian dài khai thác hủy diệt nên tôm, cá vùng đầm phá tại địa phương bị cạn kiệt. Nhiều loài cá ngon, có giá trị kinh tế gần như tuyệt chủng.

Từ khi thôn Thanh Mỹ được công nhận thôn văn hóa, nhận thức của người dân thay đổi. Những người cao niên, như ông Hồ Trần Hải, Hồ Oanh, Hồ Định… tiên phong trong việc từ bỏ nghề, tiêu hủy ngư lưới cụ. Có người gắn bó mấy chục năm với nghề này như ông Văn Sáu, từ một “ngư tặc” trở thành người bảo vệ tài nguyên đầm phá. Noi gương, hầu hết các hộ trong thôn đồng loạt từ bỏ hẳn nghề đánh bắt thủy sản bằng “te quệu”. Người dân cũng theo nghề đánh bắt cá, tôm, nhưng các ngư cụ khai thác đúng quy định, kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Từ một vùng cư dân vạn đò, người dân thôn Thanh Mỹ được bố trí lên bờ định cư đã mấy chục năm nay. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng lên đáng kể. Mới đây, con dân của thôn trong và ngoài nước đóng góp kinh phí xây dựng đình làng văn hóa thôn, riêng mỗi hộ ở tại địa phương đóng góp 300 ngàn đồng. Đình làng là nơi diễn ra các buổi sinh hoạt cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%

Tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2/2024 diễn ra chiều 29/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, chủ động phương án, xây dựng kịch bản phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra (8,5 - 9,5%).

Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10
Return to top