Thể thao

Khổ bởi lên hạng

ClockChủ Nhật, 20/12/2020 07:19
TTH - Bóng đá có nhiều chuyện lạ đời. Trong khi có nhiều đội phải “trầy vi, tróc vẩy” để được thăng hạng hay giữ hạng thì đối với nhiều đội bóng đạt được điều đó lại là nỗi khổ. Mới đây là trường hợp của đội Gia Định.

34 CLB bóng bàn, cầu lông tranh tài tại giải vô địch các lứa tuổi tỉnh lần V – 2020Cái khó ló cái… hayRa ngõ gặp ngay nắng hè

CLB Gia Định (áo vàng) chơi hết mình để thăng hạng nhưng lại rút lui ở V. League 2. Ảnh: zingnews.vn

Vừa mới thăng hạng, đội bóng của ông bầu Huỳnh Hoàng Trường đã phải vội vàng làm đơn xin rút lui, không tham dự  V. League 2. Lý do đơn giản là “chưa đảm bảo những tiêu chuẩn mà quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ban hành”, chủ yếu về sân bãi, có các tuyến trẻ. Nói chung là nghèo, Gia Định nghèo tới mức cầu thủ chỉ được nhận lương 5 - 6 triệu đồng/tháng và không được ở khách sạn.

Thông cảm cho hoàn cảnh của đội Gia Định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chấp nhận đơn xin rút khỏi giải V. League 2021, tuy nhiên chưa xác nhận việc họ có được tiếp tục chơi ở giải hạng Nhì hay không. Do việc rút lui khá bất ngờ của Gia Định FC khiến mùa giải V. League 2 năm sau rơi vào thế khó, khi hiện tại chỉ có 12/14 đội đăng ký thi đấu nên nhiều khả năng VFF sẽ phải liên hệ với ban lãnh đạo CLB Công an Nhân dân để đàm phán việc thế vị trí của Gia Định.

Cùng chung hoàn cảnh của Gia Định còn có đội bóng Cần Thơ ở V. League 2. Sau một giải thi đấu trầy trật để trụ hạng, vừa kết thúc mùa giải, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cần Thơ, đơn vị quản lý, đã làm công văn bàn giao trả đội bóng lại cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ. Vậy là đội “bơ vơ” nơi ngã ba sông.

Ở V. League 1, đội hạng tư Quảng Ninh đứng trước nguy cơ dừng hoạt động do gặp khó khăn về mặt tài chính. Đội bóng nợ lương, thưởng dẫn đến một cuộc “khủng hoảng”. May cho đội bóng, mới đây, đại diện câu lạc bộ Quảng Ninh và lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp quan trọng. Hai bên cùng nhau tháo gỡ những nút thắt và thống nhất không để đội bóng giải thể. Toàn bộ các doanh nghiệp cùng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ cùng nhau “nuôi” đội bóng.

Không nghịch cảnh dở khóc, dở cười như trường hợp của Gia Định, nhưng đã và đang có không ít đội bóng gặp khó bởi nhà tài trợ rút lui; hay như CLB Bóng đá Huế tìm mãi vẫn không có được doanh nghiệp “chống lưng”. Càng lên cao, càng tốn kém và với bóng đá, điều đó càng thấy rõ.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top