ClockThứ Sáu, 09/03/2018 08:40

Khó đạt mục tiêu "đọc thông, viết thạo"

TTH - Mục tiêu của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” là học sinh tốt nghiệp lớp 12 sẽ giao tiếp, đọc, viết tốt ngoại ngữ, song với điều kiện như hiện nay, mục tiêu này theo chúng tôi sẽ khó đạt được.

Đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân“5 minutes, ok?!”Đối mặt với khó khăn ngoại ngữTai nghe giúp nói chuyện với người nước ngoài không cần biết ngoại ngữTạm dừng cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ đối với một loạt trường đại học

Sau khi Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch để triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012- 2016 định hướng đến 2020”, với mục tiêu: triển khai dạy và học ngoại ngữ từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông (THPT) và ở các lớp bổ túc THPT...; đảm bảo đến năm 2020 đa số học sinh tốt nghiệp lớp 12 có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, tiếp tục học tập lên cao đẳng - đại học hoặc phục vụ việc làm, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về triển khai đề án đã đề ra các biện pháp, giải pháp rất quyết liệt. Một trong những giải pháp quan trọng “có thầy giỏi mới có trò giỏi”, sở đã đưa một số lượng rất lớn các thầy cô giáo đi học nâng chuẩn và thi lấy các chứng chỉ theo khung chuẩn châu Âu; triển khai giáo án tiếng Anh tăng cường trong các trường học, đẩy mạnh sử dụng 4 kỹ năng  “nghe - nói - đọc - viết” trong giảng dạy… Từ đó, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập ngoại ngữ trong các trường học.

Tuy nhiên, để đáp ứng đến năm 2020 đa số học sinh tốt nghiệp lớp 12 có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là khó thực hiện.  Đơn cử, Trường tiểu học số 1 An Đông, TP. Huế tổ chức dạy tiếng Anh cho học sinh bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 5. Để làm tốt công tác này, trường đã đầu tư một số thiết bị, như máy cassette, tranh ảnh... Đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở đây đều có chứng chỉ B2 theo chuẩn châu Âu. Thế nhưng, để đào tạo tiếng Anh cho học sinh theo 4 kỹ năng “nói - nghe - đọc - viết” gặp nhiều khó khăn. Lý do được giáo viên đưa ra, nhà trường không có phòng lab, thiết bị nghe nhìn để học sinh học nghe - nói; ngoài ra, sĩ số trên lớp đông, nếu dạy đại trà mở máy cassette để học sinh nghe hoặc tổ chức các trò chơi tiếng Anh để nâng cao kỹ năng cho học sinh thì ảnh hưởng đến các lớp xung quanh. Chính vì vậy, rất khó để triển khai thực hiện.

Không chỉ Trường tiểu học số 1 An Đông gặp khó, mà hầu hết các trường học khác từ bậc tiểu học đến THPT trên địa bàn tỉnh (chỉ trừ một số rất ít trường trọng điểm ở thành phố như Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Hai Bà Trưng...) cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học ngoại ngữ.

Nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc THPT cho hay: “Muốn giúp học sinh học tốt ngoại ngữ đòi hỏi nhà trường phải đáp ứng nhiều tiêu chí đề ra. Số học sinh trên lớp phải thấp để dễ dàng trao đổi, đàm thoại; phải có những thiết bị nghe nhìn hiện đại để giúp học sinh tương tác, phải có nhiều buổi học ngoại khóa… Nhưng với cường độ học tập của các em với chương trình giáo khoa các môn học khác còn rất nặng, sĩ số trên lớp rất đông, cơ sở vật chất hầu như chẳng có gì thì lấy đâu ra chất lượng dạy và học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu mới”.

Một số học sinh lớp 12 cho rằng, thời gian học ngoại ngữ trên lớp không nhiều, chỉ vài tiết/tuần, trong khi đó hầu hết các em học chay, không có phương tiện hỗ trợ. Mặt khác, lớp học rất đông, các thầy cô giáo có tâm huyết đến mấy cũng khó bao quát hết lớp học.

Đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường học trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện số lượng trường học từ bậc tiểu học đến THPT của tỉnh rất lớn, trong số đó vẫn còn rất nhiều trường học hiện đang xuống cấp nhưng ngân sách vẫn chưa đủ để nâng cấp hoặc xây dựng mới phục vụ cho công tác dạy học thì việc đầu tư cho lĩnh vực dạy và ngoại ngữ càng khó hơn.

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng

TIN MỚI

Return to top