ClockChủ Nhật, 28/08/2022 21:34

Khó ngăn chặn tín dụng đen

TTH - Mấy hôm nay nghe báo chí “xới xáo” chuyện “tín dụng đen” trong khu công nghiệp. Trước tiên, cần khẳng định: tín dụng là tín dụng chứ làm gì có chuyện tín dụng đen với đỏ? Đen ở đây được hiểu theo nghĩa là cho vay nặng lãi, cho vay trái pháp luật. Vấn đề cần trao đổi ở đây là liệu chúng ta có ngăn chặn hiệu quả nạn cho vay nặng lãi hay không?

Ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong khu công nghiệp

Thực tế với điều kiện kinh tế của người dân chúng ta hiện nay, có thể nói để ngăn chặn triệt để nạn tín dụng đen là rất khó. Ít nhất là mấy lẽ sau, có một bộ phận người dân của chúng ta điều kiện vốn hết sức khó khăn nhưng họ không biết tiếp cận nguồn vay ở đâu và thật ra họ có rất ít cơ hội để tiếp cận. Chẳng hạn, những người mua bán các loại phế thải mà chúng ta thường nghe một từ quen thuộc là “chai bao”. Tôi biết, có những người chỉ cần vài trăm ngàn hoặc một hai triệu đồng, nhưng với số vốn ít ỏi này họ cũng không có. Để có vốn, vào mỗi buổi sáng, họ đến các vựa thu mua phế liệu vay mượn để đi mua. Chiều về bán được các loại phế liệu thì họ phải trả tiền vốn đã vay mượn. Số tiền lãi có được mới thuộc về họ. Tất nhiên, họ không chỉ trả phần gốc mà phải trả thêm tiền lãi. Đương nhiên cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều lần. Ngay như các hiệu cầm đồ, chúng ta thấy họ rao công khai: một triệu đồng trả lãi một ngàn đồng, hoặc chín trăm đồng. Thấy rất dễ chịu. Khi cần có ngay một triệu. Một vài ngàn không là gì, nhưng tính ra lãi suất cũng 20-30% một năm. Đó là có thế chấp, còn không có gì thế chấp như người mua bán chai bao nói trên, có thể còn cao hơn rất nhiều.

Chuyện những người bán chai bao chỉ là một ví dụ. Theo tìm hiểu của người viết, hầu như ở chợ nào cũng có chuyện cho vay trả góp. Và đương nhiên lãi suất không hề dễ chịu. Nêu vấn đề để thấy - nhu cầu vay là chuyện có thật. Đã có cầu thì ắt có cung cho nên trong thực tế, từ lâu đã xuất hiện những người làm nghề cho vay trả góp. Nó tồn tại từ lâu và có ở nhiều nơi. Nơi cung gặp cầu. Thực ra đây cũng là tín dụng đen vì lãi suất cao, nhưng hai bên đều hài lòng. Chính vì hài lòng mà nó tồn tại. Nếu các cơ quan chức năng muốn ngăn chặn cũng rất khó, là vậy!

Đó là chuyện cần vốn buôn bán, làm ăn chân chính. Còn thực tế có muôn ngàn lý do để đến với tín dụng đen. Ví dụ như những người đánh bài bạc, cá độ bóng đá; cần tiền để ăn chơi… Thậm chí là những người làm ăn chân chính cũng tìm đến tín dụng đen vì nó dễ tiếp cận vốn, tiếp cận nhanh. Chẳng hạn họ kinh doanh một lô hàng nào đó, họ cần vốn ngay với kỳ vọng sẽ bán được nhanh, trả nợ được và kiếm lãi ngay. Nhưng thực tế không diễn ra như họ tính toán. Hàng bán chậm hoặc thậm chí là không bán được. Thế là không trả nợ được, lãi mẹ đẻ lãi con. Mà đã lãi suất cao khi rơi vô tình trạng này là vào tình huống “lãi suất phi mã”.

Không biết các nhà quản lý xã hội, các ngành chức năng tìm giải pháp ngăn chặn nạn tín dụng đen như thế nào chứ xét dưới góc độ cung – cầu như nêu trên, người viết cho rằng: nếu chúng ta ngăn chặn được nạn tín dụng đen (hay còn gọi là tín dụng ngoài ngân hàng) thì ít nhất phải cần một thời gian dài nữa. Những lý thuyết đưa ra như tăng nguồn cung tín dụng chính thống, hay các cơ quan, ban, ngành vận động hỗ trợ lẫn nhau chỉ giải quyết một phần nào đó, có thể nói là “giải quyết phần ngọn”. Nguyên nhân để xuất hiện tín dụng đen còn đó thì kết quả tín dụng đen vẫn phải xảy ra.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
Tránh bẫy tín dụng đen

Thực tế hiện nay khung pháp lý của pháp luật đã đủ để răn đe các đối tượng cho vay tín dụng đen, nhưng điều quan trọng là cần thực hiện song song công tác tuyên truyền để làm sao cho người dân hiểu về bẫy “tín dụng đen”, vì một khi đã dính vào thì khó thoát. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có những quy định rõ hơn về việc cho vay trong lĩnh vực dân sự; vận động những người có liên quan khi vay tiền phải thông qua công chứng để ràng buộc chặt chẽ hơn...

Tránh bẫy tín dụng đen
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc

Cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, Công an huyện Phong Điền đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vụ việc về trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc
Cần mạnh tay ngăn chặn nạn mua bán dữ liệu cá nhân

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, bản thân mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân, bởi khi dữ liệu cá nhân bị mua, bán sẽ gây ra nhiều phiền phức và hệ lụy không ngờ tới.

Cần mạnh tay ngăn chặn nạn mua bán dữ liệu cá nhân
Return to top