ClockThứ Tư, 08/04/2015 06:15

Khó quản lý giá dịch vụ ăn uống

TTH - Đối với ngành du lịch hiện nay, việc quản lý giá dịch vụ ăn uống vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này không hề đơn giản, điều quan trọng chính là ý thức kinh doanh lành mạnh của những đơn vị cung cấp dịch vụ.

Việc quản lý giá dịch vụ ăn uống vẫn phụ thuộc vào ý thức kinh doanh lành mạnh của các đơn vị cung cấp

Chưa rõ ràng

“Góp phần tạo ấn tượng đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi lần đến Huế thì việc bảo đảm tính lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những việc làm cần thiết. Việc niêm yết giá cụ thể theo tôi là cần thiết nhưng quan trọng hơn vẫn là ý thức kinh doanh của chủ nhà hàng, doanh nghiệp. Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà nâng giá lên cao theo kiểu “ăn xổi”, đây là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhiều nhà hàng”, ông Nguyễn Văn Chương chia sẻ thêm.
Cách đây gần hai tháng, một đoàn khách ở TP Hồ Chí Minh về Huế ăn tết. Họ thuê một lái xe trú tại xã Quảng Công (Quảng Điền) chở lên Huế tham quan. Sau khi thăm thú Đại Nội, họ đến một quán cơm nổi tiếng chuyên phục vụ khách du lịch trên đường Nguyễn Thái Học. Người lái xe chia sẻ: “Khi được chủ quán đưa thực đơn để gọi món thì trên đó không có giá cụ thể, dù rất ngại mọi người xung quanh, nhưng tôi vẫn hỏi chủ quán giá từng món rồi mới gọi. Trước đó, tôi đã từng chở một số khách đến ăn tại quán cơm ở ngã 5 Đội Cung, Võ Thị Sáu, mà trên thực đơn cũng không có giá cụ thể. Do chủ quan nên chúng tôi cứ gọi món, khi thanh toán tiền thì hơn 2 triệu đồng. Nếu tính ra, chỉ ăn cơm mà mỗi người phải trả 400 nghìn đồng là quá nhiều, trong khi đó quán ăn cũng bình dân. ”.
 “Vấn đề quản lý giá cả dịch vụ ăn uống du lịch là không dễ chút nào, đây là tình trạng chung của cả nước chứ không riêng gì ở Huế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, khi du khách đặt tour với các công ty lữ hành thì đã thỏa thuận giá cho cả tour. Nên khi đến ăn tại nhà hàng thì chỉ có món ăn chứ không đưa ra giá cụ thể theo như thỏa thuận của nhà hàng và công ty lữ hành. Nếu nhà hàng vẫn cố tình đưa giá để khách hàng biết thì lần sau công ty lữ hành đó sẽ không đưa khách đến nữa. Trên thực tế, giá bán cho khách tour lúc nào cũng thấp hơn so với khách đơn lẻ tự đến”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, chủ nhà hàng Vườn Ý Thảo phân tích.
Ông Lê Ngọc Sanh, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cho biết: “Hiện nay, ở Huế chưa có một quy chuẩn nào để áp giá cho các đơn vị đang kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng tự định mức giá bán ra theo định lượng chung sao cho phù hợp với các tiêu như chí chi phí đầu tư, chi phí mua nguyên vật liệu, khấu hao của nhà hàng về nhân công, điện nước và các chi phí khác. Theo đó, giá bán ra có thể tăng từ 50-70% so với chi phí mua nguyên vật liệu ban đầu tùy vào chất lượng từng nhà hàng”.
Cần kiểm soát chặt đầu vào
 “Hầu hết các chủ nhà hàng đều có ý thức đảm báo tính minh bạch về giá, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường và được khách hàng chấp nhận. Để làm tốt điều này và mang tính lâu dài thì các nhà hàng lưu ý quản lý chặt chẽ về giá mua nguyên vật liệu ban đầu. Nếu người chịu trách nhiệm ở khâu này tự tăng giá hoặc giảm khối lượng xuống để ăn chênh lệch thì kéo theo giá bán ra sẽ tăng lên. Đặc biệt, cũng với giá đó nhưng lượng thức ăn lại giảm xuống, điều này tưởng đơn giản nhưng là nguyên nhân hàng đầu làm mất uy tín cho nhiều nhà hàng”, ông Lê Ngọc Sanh cho hay.
Ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Footsteps Travels, chi nhánh Huế, nhận định: “Đối với các đơn vị đang kinh doanh dịch vụ ăn uống, để quản lý tốt giá cả thì đều quan trọng là tham khảo ý kiến của khách hàng. Lắng nghe ý kiến khách quan của khách hàng, với chất lượng của nhà hàng ngang mức đó thì giá thành như vậy có phù hợp hay không. Đặc biệt, không nên nghĩ du khách chỉ đến một lần rồi nâng giá để thu thêm lợi nhuận. Chính những vị khách này sau khi kết thúc chuyến du lịch sẽ là kênh quảng bá quan trọng cho hình ảnh Huế nói chung và nhà hàng nói riêng, tác động tích cực hay tiêu cực đến những người có ý định đến Huế du lịch mà họ quen biết”.
Ông Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, để làm hài lòng khách hàng (cả khách tour và khách lẻ) thì nhà hàng đã sử dụng hai loại thực đơn. Thực đơn có giá tiền cho những vị khách lẻ tự đến và thực đơn không có giá cho những khách đoàn theo tour. Đây là việc làm đơn giản nhưng lại có hiệu quả khá cao.
Bài, ảnh: Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
'Bến đỗ' tiếp theo của vàng

Giữa lúc giới đầu tư đang hân hoan tận hưởng những kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán, vàng - nơi trú ẩn yêu thích của họ - cũng đang đạt những đỉnh cao mới.

Bến đỗ tiếp theo của vàng
Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

TIN MỚI

Return to top