ClockThứ Bảy, 17/03/2018 06:00

Khoảng trống thị trường

TTH - Bạn cứ nghĩ xem, trong nền kinh tế thị trường đang vận hành, dường như rất ít chỗ cho sự thiếu hụt nguồn cung. Một quán cà phê theo phong cách mới được mở ra, thu hút khách. Ngay lập tức sau đó hàng loạt quán cà phê khác được thiết kế đẹp hơn, hoành tráng hơn ra đời. Một shop thời trang được mở ra thu hút khách. Ngay lập tức hàng loạt shop khác với nhiều phong cách xuất hiện.

Làm giàu từ trang trại tổng hợpTrang trại chờ chính sách, cơ chếHướng mở cho kinh tế trang trại

Nguồn cung tôm giống trên địa bàn luôn thiếu hụt khiến người nuôi tôm khó chủ động. Ảnh: Hải Lan

Đến với khu vực nông thôn. Một trang trại trên vùng cát mở ra làm ăn hiệu quả. Ngay lập tức hàng loạt hộ gia đình xin nhận đất để đổ vốn vào làm trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi mở ra, nguồn cung con giống thiếu hụt. Ngay lập tức hàng loạt trại cung cấp con giống xuất hiện lấp đầy khoản cầu đang còn trống.

Tóm lại, giữa cung và cầu của thị trường ít khi có một khoảng trống trong thời gian dài. Mức cung và cầu thường chênh nhau trong một thời gian ngắn, ngay sau đó nó tự điều chỉnh. Tình trạng này thường xuyên diễn ra trên thị trường và “cơ chế tự điều chỉnh” cũng liên tục diễn ra để tạo điểm cân bằng.

Thế nhưng, thị trường cung cấp tôm giống trên địa bàn tỉnh ta lại “rất lạ” – nguồn cung thiếu hụt trong nhiều năm, nó không được “lấp đầy” mà ngày càng thiếu hụt nhiều hơn. Theo một nguồn tin, lượng tôm giống sản xuất tại chỗ, tức là tại tỉnh ta, mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu người nuôi tôm. Để có tôm giống thả nuôi, người nuôi tôm phải mua ở những thị trường rất xa với đầy sự bất lợi.

Xét về mặt kinh tế, đây là một thị trường hết sức béo bở. Làm gì trong thời buổi cạnh tranh này có một thị trường mà 90% sức cung còn trống? Nếu so sánh lợi thế, con giống sản xuất được tại chỗ, bao giờ cũng có sức cạnh tranh hơn ở những thị trường xa, nếu chúng ta đặt giả thuyết, chất lượng là như nhau. Riêng điều này những cơ sở cung cấp tại chỗ đã có lợi thế cạnh tranh hơn về phí vận chuyển, và hạn chế những rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nếu vấn đề này để thấy rằng, đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng mà các nhà đầu tư nên lưu tâm để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Giờ chúng ta thử phân tích vì sao có tình trạng này? Có phải là các nhà đầu tư không nhìn thấy một thị trường còn trống có thể khai thác để tìm kiếm lợi nhuận?

Riêng người viết bài này thì tin rằng không phải vậy. Nguyên nhân có thể do sản xuất tôm giống cũng như nuôi tôm đưa lại lợi nhuận cao nhưng là đối tượng nuôi khó, ẩn chứa nhiều rủi ro. Nó đòi hỏi một kỹ thuật cao về nhiều yếu tố. Rất có thể, với trình độ hiện tại, ít người muốn đầu tư đáp ứng được nên đã bỏ “một khoảng trống về thị trường”.

Đến đây thì sẽ có một câu hỏi tiếp theo. Tại sao ở một tỉnh nổi tiếng có lợi thế về biển và đầm phá, nghĩa là có lợi thế về nuổi trồng thủy sản, trong đó có con tôm. Và việc nuôi tôm cũng đã phát triển mạnh trong hơn hai mươi năm qua, tại sao chúng ta lại thiếu về mặt kỹ thuật và những điều kiện hạ tầng cơ bản để sản xuất con giống? Rất có thể là chúng ta chưa có chính sách đúng, chưa có sự quan tâm thấu đáo đến vấn đề này. Vai trò của Nhà nước bao giờ cũng là định hướng và tạo điều kiện cho một lĩnh vực nào đó nếu chúng ta muốn phát triển; hỗ trợ vào những khâu chính yếu cần tác động. Riêng làm tốt điều này thì sẽ có không ít người bỏ vốn đầu tư. Có thể chúng ta chưa làm tốt nên chưa thu hút được đầu tư.

Đối với bản thân nhà đầu tư thì thiếu mạnh dạn. Nguyên tắc lĩnh vực nào lợi nhuận cao cũng hàm chứa rủi ro cao. Với đối tượng tôm giống, muốn kiểm soát được rủi ro phải áp dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao. Và như thế sẽ cần một nguồn vốn lớn. Nếu nhà đầu tư thiếu mạnh dạn, thiếu những định hướng theo đuổi lâu dài sẽ rất đắn đo cho việc đầu tư. Có thể họ sẽ nghĩ ngay đến những lĩnh vực đầu tư khác “cho an toàn”.

Những vấn đề vừa nêu có thể là một phần nguyên nhân lý giải cho “khoảng trống thị trường tôm giống tại chỗ” trên địa bàn tỉnh. Rất cần một sự mổ xẻ nguyên nhân từ các nhà quản lý, nhà kinh tế, nhà khoa học để “khai thông” thị trường này.

LÊ PHƯƠNG 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Return to top