ClockThứ Bảy, 01/10/2022 06:30

Khơi dậy lòng tin của dân

TTH - Việc gì dù nhỏ hay lớn liên quan đến số đông người dân thì phải để dân biết, dân bàn. Đó là kỳ vọng của người dân vào các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ những người làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở.

Giải quyết thấu đáo nguyện vọng của công dânGặp gỡ, lắng nghe và đối thoại

Chế biến tinh bột nghệ của người dân xã Phong Sơn (Phong Điền)

Dân hiểu, dân biết, dân đồng thuận

Thực tế cho thấy, khi dân nhất trí, đồng thuận vì lợi ích chung thì việc gì khó mấy cũng thành dễ. Tuy nhiên, việc gì cũng có ý kiến này, ý kiến khác, nhưng nếu giải thích rõ để dân hiểu, dân biết, dân sẽ đồng thuận, chung tay, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Xã Phú Thượng (Phú Vang) nay là phường thuộc TP. Huế. Trước đây, khi thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xóm được cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư nâng cấp bằng bê tông hóa. Tuy nhiên, để mở rộng lề 2 bên tuyến đường rất cần sự chung tay, góp sức của người dân.

Để thực hiện việc này, bí thư chi bộ, trưởng thôn, hội phụ nữ, ban mặt trận thôn đã đi từng nhà dân để tuyên truyền, vận động. Sau khi được giải thích, thấy hợp lý, người dân không chỉ bỏ thêm kinh phí, mà còn huy động sức lao động cùng với đơn vị thi công để mở rộng thêm 2 bên lề đường mỗi bên 0,5 mét. Ngày các tuyến đường bê tông được hoàn thành, nhìn rộng và sạch đẹp, người dân ai cũng phấn khởi. Không những vậy, người dân còn tự nguyện kéo điện ra đường để bật sáng mỗi khi trời tối.

Thai Dương Hạ, xã Hải Dương (TP. Huế) được thành lập khoảng 500 năm về trước và có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Vì vậy, con dân trong làng rất chú trọng đến việc giữ vững văn hóa cộng đồng, làng xã. Bám nắm địa bàn, đội ngũ làm công tác dân vận của xã, nhất là Ban Quản lý làng Thai Dương Hạ đã thường xuyên tuyên truyền, vận động con dân trong làng giữ cốt cách, hồn cốt văn hóa của làng. Làng có 3 thôn thì cả 3 đều được công nhận là chuẩn văn hóa và an ninh trật tự.

“Tổ chức thành viên và Ban Quản lý làng Thai Dương Hạ rất coi trọng việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở khu dân cư, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đó là lý do để các thôn trong làng không có tội phạm và tệ nạn xã hội; không rải vàng mã khi đưa tang”, Bí thư Đảng ủy xã Hải Dương - Nguyễn Hận chia sẻ.

Quảng Nhâm là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện A Lưới. Toàn xã hiện có 937 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo theo chuẩn mới. Đảng bộ xã có 447 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ Đảng trực thuộc, luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động các hộ dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Đảng ủy xã Quảng Nhâm đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã giai đoạn 2022 – 2025, do Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban.

Các thành viên trong Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã gồm những cán bộ cốt cán, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, người có tín nhiệm cao trong bà con Nhân dân. Từng thành viên trong Ban Chỉ đạo được phân công từng công việc rất cụ thể và đều có chương trình hành động, giải pháp để giúp từng người dân vươn lên thoát nghèo. Quảng Nhâm phấn đấu, cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn xã giảm còn dưới 21,09%.

“Chúng tôi chủ động tuyên truyền, vận động hội viên cựu chiến binh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững; tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế của địa phương”, ông Hồ Văn Hởi, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Nhâm trao đổi.

Nói dân hiểu, hiểu dân nói

Hiện nay, 2 vấn đề lớn mà các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện bằng được đó là, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện 2 vấn đề lớn này, đội ngũ cán bộ, đảng viên, những người làm công tác dân vận, mặt trận, nhất là ở cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. Cán bộ, đảng viên được phân công bám nắm địa bàn, lắng nghe ý kiến người dân thì sẽ sớm khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Qua các buổi làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở cũng như trước đội ngũ làm công tác dân vận của Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ luôn yêu cầu, cấp ủy các cấp cần nâng cao vai trò, vị trí của công tác dân vận; tạo sự đồng lòng, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; công tác dân vận phải tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng; nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng.

Muốn vậy, người làm công tác dân vận phải am tường mọi vấn đề; nói dân hiểu, hiểu dân nói; nỗ lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Thực hiện đúng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân thụ hưởng” trong cơ quan, đơn vị của từng ngành.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, trong các phương châm thì vấn đề “dân biết” cần phải ưu tiên trong dân chủ cơ sở, tạo lòng tin cho Nhân dân, khơi dậy được lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin liên quan đến việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách; tăng cường nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời, dứt điểm các ý kiến, kiến nghị của người dân; phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, ban thanh tra Nhân dân trong thực hiện các nội dung giám sát, phản biện xã hội để góp ý xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Khơi dậy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ

Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện và thi đua cho học sinh, sinh viên thông qua các phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sao tháng Giêng”… là cách làm hay của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế, nhằm phát huy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ; cổ vũ những nhân tố trẻ phấn đấu, góp sức cho địa phương.

Khơi dậy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ
Phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong công tác dân vận

Sáng 10/1, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Công an và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm phối hợp công tác năm 2024.

Phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong công tác dân vận
“Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân

Tích cực, toàn diện, đồng bộ với nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng là mục tiêu mà công tác dân vận của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã, đang hướng đến.

“Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân
Khơi dậy tinh thần sáng tạo của người lao động

Tính đến ngày 22/8/2023, toàn tỉnh có 8.000 sáng kiến tham gia phong trào “Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, đạt tỷ lệ 105% chỉ tiêu Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam giao.

Khơi dậy tinh thần sáng tạo của người lao động
Return to top