ClockThứ Năm, 17/07/2014 14:04

Khơi dòng và xây dựng lại Đập Đá

TTH - Công trình đập Thảo Long ở hạ nguồn sông Hương ra đời và phát huy tác dụng. Thời điểm để khai dòng và xây dựng lại Đập Đá đã chín muồi.

Đập Đá được xây dựng từ đầu thế kỷ XX theo yêu cầu bức bách về việc ngăn nước mặn từ biển xâm lấn ngược lên sông Hương và đổ vào sông Như Ý, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các huyện Hương Thủy và Phú Vang. Công trình được xây dựng khá đơn giản dưới hình thức một con đập, bít kín sự lưu thông của dòng nước giữa hai con sông này. Ngót nghét cả thế kỷ, Đập Đá cũng là đường bộ duy nhất nối hai bờ sông Như Ý, là tuyến đường độc đạo đi nối trung tâm thành phố Huế với vùng Vỹ Dạ và các vùng đất khác của huyện Phú Vang.

 
Đập Đá nhìn từ đường Hàn Mặc Tử. Ảnh: Hằng Nga

Hệ lụy

Ý tưởng về một công trình Đập Đá mới dưới dạng một cây cầu mang hình dáng phương Đông cổ, như kiểu các cây cầu trước các cổng thành Đại Nội nhưng với mặt đường và lề đường rộng hơn, các cửa thông nhiều và cao rộng hơn, có thể là một giải pháp tốt. Với hình dáng đó, cũng có thể xây thêm các vọng lâu hai bên lề làm chỗ dừng chân ngắm cảnh cho du khách, bản thân kiến trúc cũng sẽ trở thành một đối tượng đẹp để nhìn ngắm từ các vị trí xung quanh, chẳng hạn như từ các khách sạn Hương Giang, Century hay từ đường Hàn Mặc Tử, góp phần tạo thêm cảnh quan cho Huế.

Tuy có nhiều đóng góp hữu ích nhưng Đập Đá cũng gây ra nhiều hệ lụy. Thứ nhất là kết quả trực tiếp của việc ngăn cản sự kết nối giữa sông Hương và sông Như Ý, làm cho sông Như Ý cũng như các đoạn sông khác phía đầu nguồn, bao gồm cả sông An Cựu hầu như không còn có sự lưu thông. Lòng sông bị bồi lấp, nước sông bị ô nhiễm do rác rưởi và chất thải tồn đọng. Hiện trạng này ngày càng trở nên bức bách khi mật độ dân cư của thành phố tăng nhanh, lượng chất thải sản sinh cũng tăng theo. Việc ngăn Đập Đá cũng ngăn cản thuyền bè đi từ sông Hương vào sông Như Ý và ngược lại. Tuy các tuyến đường sông ở Huế chưa được khai thác nhiều nhưng đây vẫn là một cản trở lớn và gây thiệt hại phần nào về mặt kinh tế. Nhìn xa hơn, nếu hệ thống vận tải và du lịch đường thủy phát triển hơn, rõ ràng việc ngăn trở này là khó chấp nhận.
Hệ lụy thứ hai nằm ở vai trò của một cây cầu. Diện tích mặt đường của Đập Đá quá bé, chỉ đủ cho hai làn xe hẹp qua lại. Đập Đá cũng không có lề cho người đi bộ, một điều không thể có trong cấu trúc đường phố đô thị hiện đại. Chiều cao của mặt đường Đập Đá so với mặt nước cũng có nhiều yếu điểm. Chỉ cần mực nước sông Hương dâng cao hơn bình thường là mặt đường đã bị ngập. Con đập này luôn là điểm bị ngập đầu tiên và các cơ quan chức năng phải lưu thông để tránh các tai nạn đáng tiếc. Tuy điều này không còn quá nghiêm trọng vì hiện tại đã có cầu Vĩ Dạ được xây dựng cách đó vài trăm mét nhưng rõ ràng, việc không đi lại được trên Đập Đá cũng gây cản trở giao thông ở mức độ nào đó.
Những điều cần lưu ý
Những luận điểm trên được xác lập và dẫn đến quyết định đề xuất khai thông Đập Đá của lãnh đạo thành phố Huế vào cuối năm 2010 và có thể được triển khai thực hiện thời gian tới. Nếu chỉ đơn thuần về việc khai thông dòng chảy và đáp ứng cho lưu lượng giao thông hiện tại và tương lai thì một cây cầu mới rộng rãi hơn là giải quyết được. Tuy nhiên, có nhiều điều có thể làm thêm để công trình mới có thể mang lại lợi ích ở nhiều mặt hơn.
Có hai điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế công trình Đập Đá mới. Thứ nhất là vị trí đắc địa của nó. Vị trí này gần khu trung tâm cạnh khu du lịch sôi động nhất của thành phố. Khu Vĩ Dạ trong tương lai cũng rất có thể sẽ phát triển thành khu du lịch, dịch vụ tấp nập nhờ sự lan tỏa từ phía đầu kia con đập tràn sang. Điều này đòi hỏi công trình thay thế Đập Đá phải có thiết kế đẹp để tạo thêm khung cảnh thưởng ngoạn cho du khách. Vị trí của Đập Đá cũng có thể kết nối với phố đêm Nguyễn Đình Chiểu, vốn kết thúc ở cạnh khách sạn Century. Với một thiết kế khéo léo, đường đi bộ có thể kéo dài qua Đập Đá và nối dọc theo đường Hàn Mặc Tử, nơi có tiềm năng phát triển những cửa hàng ăn uống và lưu niệm. Một kiến trúc Đập Đá mới với chỗ dừng chân thuận tiện cho du khách với khung nhìn tuyệt vời về phía cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba cũng là một điểm không thể không bàn đến. Các yếu tố này đòi hỏi công trình mới phải có phần thích đáng dành cho khách bộ hành, chẳng hạn như lề rộng rãi với các chỗ ngắm cảnh như từng được thiết kế rất thành công ở cầu Dã Viên.
Điều thứ hai là, cao độ của công trình mới thay thế cho Đập Đá. Do các đoạn đường ở hai đầu đều có cao độ vừa phải nên cây cầu mới không nhất thiết phải có mặt bằng quá cao, vì nếu xét về yếu tố để tránh ngập lụt thì chỉ duy nó không bị ngập thì cũng không có ý nghĩa gì về mặt giao thông. Tất nhiên, cao độ cũng phải đủ để không cản trở tàu thuyền trong tương lai có thể qua lại ở phía dưới.
Hà Viết Hải
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Return to top