ClockThứ Sáu, 26/03/2021 16:32

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi lợn rừng

TTH.VN - Nguyễn Đăng Long (xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) được nhiều người biết đến không chỉ vì là một là một đảng viên trẻ, cán bộ đoàn năng động cùng các phong trào tuổi trẻ, mà anh còn là một thanh niên khởi nghiệp thành công từ mô hình liên kết nuôi lợn rừng ở vùng cát Điền Hòa.

Du lịch trải nghiệm, hướng đi giữa đại dịchĐẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch ven biểnSôi nổi hội thao thanh niên Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnhPhong Điền hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệpTriển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Thanh niênKết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp

Một góc khu thả heo rừng

Sau quá trình tìm hiểu, năm 2016, anh Nguyễn Đăng Long quyết định chọn mô hình nuôi lợn rừng để khởi nghiệp.

Sử dụng từ trang trại 300m2 heo thịt trên vùng cát trắng cằn khô từ người cha để lại khi nuôi heo thịt kém hiệu quả, với số vồn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, Long thả nuôi được 9 con giống lợn rừng. Vừa làm vừa học hỏi, tận dụng những thức ăn sẵn có ở địa phương như các loại lá khoai, lá môn, cây chuối, bèo lục bình, hèm rượu... Sau gần 10 tháng thả nuôi theo hướng an toàn hữu cơ, lứa lợn rừng đầu tay đã được xuất chuồng trong niềm vui khó tả, trừ mọi khoản chi phí con giống, thức ăn, công chăm sóc anh lãi vài chục triệu đồng.

Tháng 6/2017, sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ tín dụng Nhân dân Điền Hòa, với số tiền 70 triệu đồng, anh Long mạnh dạn mở rộng quy mô chuồng trại, mua thêm con giống hậu bị để thả nuôi. Đến nay, tổng đàn lợn rừng của gia trại anh Long có số lượng gần 100 con, trong đó có 35  lợn bố mẹ, gần 30 lợn con mới sinh và 35 lợn lứa chuẩn bị xuất chuồng.

Theo anh Hồ Đăng Long, thị trường đầu ra lợn rừng khá ổn định. Ngoài các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, gia trại còn liên kết với một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh để chủ động thị trường đầu ra sản phẩm cho lợn rừng. Giá bán từ 170 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/kg tùy theo thị trường.

Một số hình ảnh quá trình chăm sóc heo rừng:

Lứa heo giống bố mẹ

Heo được ra tắm nắng

Lứa heo hậu bị

Bèo lục bình, hèm... những loại thức ăn luôn có ở vùng quê được tận dụng để chăn nuôi

Tủ thuốc phòng, trị bệnh

Niềm vui từ thành quả lao động

Nguyễn Khoa Huy (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top