ClockChủ Nhật, 07/12/2014 18:36

Khơi nguồn “vàng trắng” - Kỳ 2: Phát triển thủy điện bền vững

TTH - Để phát huy hiệu quả các dự án thuỷ điện, hạn chế những tác động tiêu cực, bảo vệ môi trường bền vững cần có giải pháp đồng bộ, hài hoà lợi ích các bên.

Do đặc điểm địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, diện tích đất trống, đồi trọc nhiều nên các sông ở Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, ngắn và dốc, khả năng tập trung nước rất nhanh, làm cho lũ lụt ở đây rất ác liệt. Vì vậy, để hạn chế tác động của thuỷ điện cần có sự tính toán kỹ lưỡng cả về hiệu quả kinh tế lẫn tác động đối với đời sống xã hội và môi trường.

Loại bỏ dự án hiệu quả thấp

Thông tin liên quan: Khơi nguồn “vàng trắng” - Kỳ 1: Sòng phẳng với thuỷ điện

Trước đây, khi thuỷ điện ồ ạt theo trào lưu, chỗ nào có tiềm năng phát triển thuỷ điện đều được khảo sát, đưa vào quy hoạch. Một số nhà đầu tư không có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu cũng tranh thủ “xí phần” dẫn đến “loạn” thuỷ điện. Tuy nhiên, sau quá trình triển khai thực hiện các nhà quản lý đã nhận rõ hơn những tác động tiêu cực nhiều mặt từ thủy điện. Các nhà đầu tư chạy theo phong trào cũng “ngộ” ra, đầu tư thủy điện không đơn giản và chẳng dễ ăn chút nào, nên “bỏ của chạy lấy người”, dẫn đến tình trạng dự án treo, triển khai cầm chừng hoặc phải thay đổi chủ đầu tư, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư và đời sống người dân vùng dự án. Chính vì vậy, việc rà soát đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động môi trường của các dự án thủy điện và năng lực các nhà đầu tư được xiết chặt hơn.
Chặn dòng A Sáp (thuỷ điện A Lưới)
Mấy năm vừa qua, tỉnh đã tích cực rà soát quy hoạch, đánh giá hoạt động các dự án đầu tư thủy điện và mới đây đã loại khỏi quy hoạch 7 dự án thủy điện công suất nhỏ hiệu quả thấp; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện Sông Bồ. Đồng thời, rà soát việc điều chỉnh thiết kế một số dự án nhằm giảm diện tích đất bị ngập và giảm số hộ dân phải tái định cư. Chẳng hạn thủy điện Thượng Lộ Nam Đông sau khi điều chỉnh số hộ phải thu hồi đất giảm từ 75 hộ xuống còn 48 hộ; diện tích hồ chứa từ 197 ha còn lại 46,3 ha (giảm 76,6%)… Bên cạnh đó, một số dự án thủy điện chiếm diện tích đất lớn cũng được rà soát, cân nhắc trong đầu tư, như thủy điện Rào La 4 có công suất lắp máy 12MW, nhưng diện tích đất bị chiếm bình quân lên đến 15,87 ha/1MW (chuẩn cho phép dưới 10 ha/1MW).
Chặt chẽ trong xây dựng, vận hành
Theo ông Nguyễn Duy Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương, chất lượng công trình thủy điện không chỉ là việc thi công, mà liên quan đến cả 3 giai đoạn: Trước khi thi công (khảo sát, thiết kế), trong quá trình thi công (đơn vị thi công, giám sát thiết kế, giám sát công trình) và quá trình vận hành. Các công việc này được các đơn vị liên quan thực hiện rất bài bản, nhưng thực tế vẫn xảy ra những sự cố đáng tiếc ở các giai đoạn. Chẳng hạn, thủy điện Đakrông (Quảng Trị) vỡ đập do thi công không đảm bảo; thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) gặp sự cố trong quá trình vận hành, do gỗ to trôi theo lụt về vướng cửa xả… Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng thủy điện cần được tăng cường và giám sát chặt chẽ.
Đặc biệt, trong quá trình vận hành nếu không tuân thủ chặt chẽ quy trình sẽ dẫn đến tình trạng không tích đủ nước phát điện, tưới tiêu hoặc mất tác dụng cắt lũ, làm lũ chồng lên lũ, gây thiệt hại cho hạ du. Ông Trần Kim Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thẳng thắn, công bằng mà nói trong mấy năm qua các hồ thủy điện đóng góp lớn trong giảm lũ, nhưng vẫn chưa tối ưu. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do công tác dự báo chưa chính xác về lưu lượng mưa, thời gian lũ về sớm dẫn đến xả không kịp phải xả tràn, làm mất tác dụng ngăn lũ. Ngoài ra, do chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa nên cắt lũ chưa hiệu quả. Điều này hiện đã được khắc phục, khi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hương. Cái mới cơ bản nhất, trong mùa lũ các hồ phải hạ xuống dưới mức nước dâng với dung tích 70 triệu m3 (thủy điện Bình Điền hạ từ 85 xuống còn 80,6; thủy điện Hương Điền từ 58 xuống còn 56) để nâng cao hiệu quả cắt lũ và an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ. Hiện nay, tỉnh tiếp tục tham mưu để xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa khô. Ông Trịnh Xuân Khoa, Giám đốc nhà máy Thủy điện Hương Điền cam kết, năm nay lượng nước về hồ chỉ bằng 50% so với cùng thời điểm những năm trước, nhưng nhà máy sẽ chấp hành nghiêm quy trình vận hành mới theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh để phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Hài hòa các lợi ích
Trong chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020 được Thủ tướng phê duyệt, Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Nếu quản lý đầu tư, vận hành chặt chẽ và giải quyết tốt những vấn đề về môi trường thì những quan ngại giữa bảo tồn và phát triển sẽ được giải quyết.
Thủy điện là dự án đa mục tiêu và tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, nên việc hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan là việc cần phải quan tâm. Trước hết, với các chủ đầu tư, mục tiêu phát điện đặt nên hàng đầu. Nước là tiền nên các nhà đầu tư luôn muốn tích được nhiều nước và phát điện vào những thời điểm có giá bán điện cao nhất. Với người dân, cắt lũ mùa mưa đảm bảo an toàn hạ du và chống hạn mùa khô là yêu cầu chính đáng. Vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng quy trình vận hành phù hợp trong từng thời điểm để hài hòa lợi ích các bên.
Đối với người dân bị ảnh hưởng trực tiếp, phải di dời tái định cư đa phần gặp khó khăn do thiếu đất sản xuất. Trong khi đó, để “lạc nghiệp” ở vùng đất mới, họ phải mất nhiều năm cải tạo đất, lập vườn, tìm sinh kế mới. Đây là bài toán khó, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Vừa qua, trong chuyến dự hội thảo ở Kon Tum, đến thăm thôn tái định cư thủy điện Đắc Mút, xã Đắc Ma (Đắc Hà, Kon Tum), chúng tôi thấy một cách làm hay có thể học được. Chính quyền phối hợp với chủ đầu tư mua lại đất trồng cà phê của doanh nghiệp, cá nhân để giao cho mỗi hộ 1 ha đã trồng sẵn cà phê. Người dân đến định cư chỉ cần tiếp tục chăm bón là có thu hoạch nên đời sống sớm ổn định. Với tỉnh ta, trong điều kiện khó khăn về quỹ đất thì việc thu hồi, mua lại rừng trồng, đất cao su, cà phê của các đơn vị, cá nhân gần nơi tái định cư để giao cho dân tiếp tục chăm sóc, thu hoạch cũng là một hướng giải quyết phù hợp. Ngoài ra, cùng với các dự án hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các địa phương, chủ đầu tư cần quan tâm tạo điều kiện cho các hộ dân tái định cư tìm sinh kế trong việc khai thác tiềm năng các lòng hồ thủy điện theo hướng thành lập các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch lòng hồ.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Return to top