ClockThứ Ba, 08/02/2022 14:00

Khôi phục cây đặc sản thanh trà

TTH - Năm 2020, Hương Vân mất trắng hơn 100ha diện tích thanh trà sau các đợt thiên tai, bão lũ. Thời gian qua, các cấp chính quyền và người dân đang nỗ lực khôi phục diện tích, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm cây đặc sản địa phương.

Thanh trà Hương Vân công bố chứng chỉ VietGap và mã QR codeKhởi động Dự án “Phát triển chuỗi giá trị bưởi thanh trà Huế” ở Hương Vân

Người dân Hương Vân thu hoạch thanh trà

Thanh trà Lại Bằng lâu nay vẫn được xem là cây đặc sản mang lại kinh tế cao cho hàng trăm hộ dân ở phường Hương Vân (Hương Trà). Nhiều năm qua, tận dụng lợi thế địa hình gò đồi và các diện tích đất nằm ven sông Bồ, người dân Hương Vân mở rộng diện tích trồng cây thanh trà để phát triển kinh tế.

Tổng diện tích trồng thanh trà của phường Hương Vân hiện hơn 150 ha, trong đó trên 80% diện tích đã cho thu hoạch. Trái cây đặc sản này mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân. Tuy nhiên, sau các đợt thiên tai năm 2020, hơn 100ha thanh trà chết không rõ nguyên nhân. Dù trước đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Trung ương và thị xã nghiên cứu, thực hiện nhiều biện pháp để “cứu” cây đặc sản này.

Thanh Trà chết đồng nghĩa với nguồn thu nhập của người dân không còn. Nhưng lo nhất là tìm nguồn giống để khôi phục diện tích, đồng thời tạo sinh kế lâu dài.

Đầu năm 2021, từ nguồn kinh phí 700 triệu đồng hỗ trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh và thị xã, chính quyền địa phương đã đặt mua 14 ngàn cây giống của Công ty Giống cây trồng vật nuôi tỉnh. Mới đây, toàn bộ số cây giống này đã được trao đến tận tay người dân để kịp thời đưa vào trồng đúng khung lịch thời vụ, giúp khôi phục sản xuất. Nhất là đối với các diện tích nằm trong vùng đã được địa phương quy hoạch trồng thanh trà. 

Chủ tịch UBND phường Hương Vân - ông Hoàng Anh Tuấn bày tỏ: Số cây hỗ trợ lần này sẽ trồng được khoảng 54ha, tất cả cây giống đều trao cho bà con để góp phần khôi phục diện tích bị thiệt hại”. 

Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, thị xã Hương Trà phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 1.000ha cây ăn quả đặc sản: thanh trà, bưởi da xanh, cam, quýt. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã, phường có tiềm năng, lợi thế như: Hương Vân, Hương Bình, Bình Tiến và Bình Thành. 

Để những giống cây có múi này phát triển bền vững và trở thành cây trồng chủ lực OCOP của địa phương, thị xã khuyến khích người dân áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Hiện các phòng chuyên môn của thị xã và các xã, phường đang triển khai thực hiện công tác quy hoạch vùng trồng thanh trà thích hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tránh tình trạng người dân phát triển một cách ồ ạt, tự phát như thời gian gần đây.

Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, Hương Vân đã xây dựng phương án, kế hoạch, thực hiện quy hoạch vùng phù hợp với thổ nhưỡng để phát triển cây đặc sản thanh trà một cách bền vững; tránh trường hợp người dân trồng đại trà, không đúng quy hoạch, trồng những vùng thấp trũng. Ngoài ra, phường cũng phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh trà cho người dân.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà – ông Trần Xuân Anh cho hay, thị xã đang tập trung khắc phục thiệt hại, hướng dẫn người dân tiếp nhận nguồn giống hỗ trợ để trồng, trồng dặm trên diện tích đã chết, hư hỏng, đảm bảo đúng thời vụ và kỹ thuật; khảo sát lại một số vùng có điều kiện phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng để phát triển trong thời gian tới.

“Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên trồng ở những vùng không phù hợp. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm thanh trà, triển khai các mô hình trồng thanh trà theo hướng hữu cơ, VietGAP, sử dụng hệ thống tưới tiên tiến trên địa bàn Hương Vân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích”, ông Xuân Anh nói.

Bài, ảnh: VI QUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 20/1, Ban vận động thành lập Hội Thanh trà Huế tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Chí Tài; lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc
Bưởi “biến” thanh trà

Trên đường về quê, chị muốn mua ít thanh trà của Huế ra thắp hương bàn thờ ông bà. Ghé vào hàng bán thanh trà dọc tuyến Quốc lộ 1A (QL1A) sát chợ An Lỗ, xã Phong Hiền, Phong Điền, chị mua 10 quả, mỗi quả 17 ngàn đồng, tổng là 170 ngàn đồng.

Bưởi “biến” thanh trà

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top