Thế giới

Không ai an toàn trước tác động của biến đổi khí hậu

ClockThứ Năm, 21/10/2021 10:53
TTH.VN - Việc tái vận hành các hoạt động chạy bằng nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia sau COVID-19 sẽ gây ra những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe con người và có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng mất an ninh lương thực và nước, sóng nhiệt và các bệnh truyền nhiễm vốn đã đe dọa hàng tỷ người trên toàn cầu, một nghiên cứu mới vừa được công bố hôm nay (21/10) cảnh báo.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu về ứng phó với đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậuCó vaccine cho COVID-19, nhưng "không có vaccine nào cho cuộc khủng khoảng khí hậu"Con đường phục hồi chông chênh của châu Á – Thái Bình Dương trước nhiều cuộc khủng hoảng

Tro từ các vụ cháy rừng tại Bãi biển Narrawallee, gần thị trấn Milton ở bang New South Wales, Australia. Ảnh: Bloomberg/Laodong

Là một công trình hợp tác nghiên cứu quốc tế hàng năm lớn nhất về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, Lancet Countdown phát hiện ra rằng có tới 19% diện tích đất trên Trái đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán khắc nghiệt trong năm 2020 và cảnh báo rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với an ninh lương thực, vốn đã ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người.

Nghiên cứu cho thấy dân số của 134 quốc gia hiện đang bị cháy rừng đe dọa nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây, và hàng triệu nông dân và công nhân xây dựng trên thế giới đang mất thu nhập vì số ngày cực nóng gia tăng.

Song song đó, biến đổi khí hậu đang tạo ra điều kiện lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, virus Zika, dịch tả và sốt rét trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với chỉ vài thập kỷ trước, bao gồm cả châu Âu.

Anthony Costello, giám đốc điều hành của Lancet Countdown, cho biết: “Biến đổi khí hậu đang hiện diện và chúng ta đều đang chứng kiến ​​nó gây hại cho sức khỏe con người trên toàn thế giới… Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp diễn, mọi quốc gia cũng đồng thời phải đối mặt với một số khía cạnh của cuộc khủng hoảng khí hậu”.

Theo báo cáo, trong khoảng thời gian 6 tháng trong năm 2020, 51,6 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi 84 thảm họa do lũ lụt, hạn hán và mưa bão ở các quốc gia đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19.

Viễn cảnh ảm đạm

Đánh giá chỉ ra rằng trong 5 năm mà nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán khắc nghiệt nhất đều xảy ra từ năm 2015.

Sự gián đoạn chu trình nước do sự nóng lên toàn cầu làm rút ngắn thời gian thực vật trưởng thành, dẫn đến sản lượng thấp, đang gây ra những lo ngại ngày càng lớn đối với sản xuất lương thực.

Cũng theo nghiên cứu của Lancet, năng suất tiềm năng đối với ngô - một loại lương thực toàn cầu - đã giảm 6% so với mức năng suất đạt được giai đoạn 1981-2010.

Và các thực phẩm biển – nguồn sống hoặc nguồn thu nhập của 3,3 tỷ người trên thế giới, đang bị “đe dọa ngày càng nghiêm trọng”, với nhiệt độ nước biển trung bình tăng ở gần 70% lãnh hải so với chỉ 15 năm trước.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng gần 3/4 các quốc gia được khảo sát cho rằng họ không đủ khả năng chi trả cho một chiến lược tổng hợp về sức khỏe và khí hậu quốc gia.

Maria Romanello, tác giả chính của nghiên cứu cho biết năm nay, nhiều nơi trên thế giới phải hứng chịu những đợt nắng nóng dữ dội, lũ lụt chết người và cả cháy rừng. “Đây là những cảnh báo rõ ràng rằng, cứ mỗi ngày chúng ta trì hoãn ứng phó với biến đổi khí hậu, thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn… Đã đến lúc nhận ra rằng không ai được an toàn trước tác động của biến đổi khí hậu”, bà nhấn mạnh.

Trong một bài xã luận, Lancet kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 sắp tới chuyển hướng một số ngân sách trong hàng nghìn tỷ USD đang chi cho việc phục hồi hậu COVID-19 để giảm bất bình đẳng và bảo vệ sức khỏe.

“Các chỉ số của năm nay đưa ra một viễn cảnh ảm đạm: Bất bình đẳng toàn cầu đang gia tăng và các kết quả về sức khỏe cũng đang có chiều hướng xấu đi”.

Hồi tháng 6, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra bản thảo đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu, trong đó cảnh báo rằng nhiệt độ tăng cao sẽ khiến thêm hàng chục triệu người khác mắc bệnh tật, hạn hán và dịch bệnh ngay từ năm 2050.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top