ClockThứ Sáu, 09/04/2021 16:56

Không biết thì khó hưởng lợi

TTH - Cứ 20 doanh nghiệp (DN) mới có một DN biết rõ về các cam kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Về các tác động trực tiếp, cứ 4 DN thì mới có một DN đã từng được trải nghiệm “trái ngọt” từ Hiệp định CPTPP.

Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tham gia CPTPP là ưu tiên của AnhAnh thông báo ý định gia nhập Hiệp định CPTPPPhilippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP

Những con số trên vừa được công bố tại Báo cáo “Việt Nam sau 2 năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Aus4Reform - Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7/4 tại Hà Nội.

CPTPP là một hiệp định có tầm ảnh hưởng sâu rộng giúp tự do hóa thương mại và đầu tư tại 11 nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực (ngày 14/1/2019).

Khi CPTPP bắt đầu thực hiện, các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam là nước được hưởng lợi khi tham gia CPTPP. Theo đó, rất nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, nông sản, điện tử… được hưởng thuế suất bằng % ngay khi hiệp định có hiệu lực, mở ra những cơ hội mới đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, địa phương nói riêng.

Tuy nhiên, sau 2 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, nhưng theo báo cáo của VCCI, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn CPTPP chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ năm 2019, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Lý giải điều này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đó là các biến cố khách quan do tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu; tiếp đó là đại dịch COVID-19 bùng phát toàn thế giới, khiến quá trình tiếp cận hiệp định, mở rộng thị trường hầu như bị đứt đoạn.

Xét về mặt chủ quan, con số về doanh nghiệp biết rõ về các cam kết và khai thác lợi thế từ CPTPP mà VCCI vừa công bố phần nào cho thấy những hạn chế trong khai thác các cơ hội từ CPTPP. Đó là các hạn chế trong cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến hiệp định của các cơ quan Nhà nước; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; các rào cản kỹ thuật như quy tắc xuất xứ, cam kết FTA bất lợi cho doanh nghiệp…

Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế phần nào phản ánh những vướng mắc trên. Chẳng hạn, với ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dệt may, muốn được hưởng ưu đãi thuế quan hàng hóa phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, hoặc nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước CPTPP.

Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp chủ yếu nhập nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc- nước không tham gia CPTPP. Muốn thay thế nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc cần có lộ trình đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, nhất là việc hình thành trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu dệt may tại Thừa Thiên Huế theo đề án đã được quy hoạch. Hoặc với ngành sản xuất đồ gỗ, cần liên kết xây dựng vùng nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững…

Một thách thức khác, bên cạnh đảm bảo nguồn gốc xuất xứ còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung như: an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, quyền lợi người lao động…Để đáp ứng các tiêu chí này, các doanh nghiệp cần có lộ trình, cân đối nguồn lực để đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất; áp dụng các quy trình quản lý phù hợp.

Đây là thách thức không nhỏ khi hầu hết các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư nên rất cần sự trợ lực của các cơ quan Nhà nước. Khó nhưng cần phải vượt qua, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển trong quá trình hội nhập.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

Trên lý thuyết thì trồng lúa hữu cơ (LHC) nghe có vẻ dễ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì muôn vàn khó khăn.

Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó
Trốn lệnh truy nã, khó thoát

Tưởng chừng sau nhiều năm lẩn trốn lệnh truy nã, cơ quan chức năng sẽ “quên”. Thế nhưng, các đối tượng đã bị lực lượng công an nhanh chóng phát hiện, bắt giữ khi tìm cách trở về địa phương.

Trốn lệnh truy nã, khó thoát
Khó cũng thưởng tết cho công nhân

Tình hình hiện tại và dự báo thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp (DN) đều cho biết sẽ cố gắng duy trì để có một khoản thưởng trong dịp tết ít nhất bằng mọi năm, nhằm động viên người lao động.

Khó cũng thưởng tết cho công nhân
Khó định giá đất

Định giá đất (ĐGĐ) là khâu quan trọng để có cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính của các dự án liên quan đến đất đai, như thuê đất, đấu giá đất, thu hồi đất… Tuy vậy, thời gian qua việc ĐGĐ gặp nhiều vướng mắc, bất cập mà hiện nay không ít địa phương, doanh nghiệp mong muốn sớm sửa đổi quy định về giá đất và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ở lĩnh vực này một cách hợp lý.

Khó định giá đất
Return to top